Page 109 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 109
báo cáo của WB đã đặt nhiều hy vọng cho nó ngoại trừ “những trì hoãn đáng kể trong
việc triển khai kế hoạch này”. Bản báo cáo năm 1989 thừa nhận “tình trạng tài chính
yếu kém của Đường sắt Kenya”. Một lần nữa vào năm 1995, theo IMF, Đường sắt
Kenya “tiếp tục có những vấn đề về thanh toán, và chồng chất những khoản nợ nước
ngoài quá hạn. Việc thực hiện... cắt giảm nhân viên và những hoạt động thứ yếu cũng
bị trì hoãn”. Một bản báo cáo của WB năm 1996 cũng xác nhận “hoạt động tài chính
yếu kém” của Đường sắt Kenya, công nghệ “lạc hậu”, và sự cấp thiết trong “việc duy
trì và nâng cấp”. Trong bản báo cáo cuối cùng vào đầu thiên niên kỷ mới, Đường sắt
Kenya vẫn thua lỗ và không có dấu hiệu cải tổ. Rõ ràng, việc cải tổ doanh nghiệp
được nhà nước bao cấp và hoạt động không hiệu quả này sẽ tiếp tục bị trì hoãn.
Những nhà viện trợ dường như cũng không chú ý đến những điều kiện về giảm thâm
hụt ngân sách không được đáp ứng. WB và IMF đã cho Bờ Biển Ngà vay 18 khoản
vay theo chương trình trong giai đoạn 1980-1994. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách của
quốc gia này là 14% GDP trong những 1989-1993. Thâm hụt ngân sách cao đã tạo ra
những động cơ tồi cho tăng trưởng. Bản báo cáo của WB năm 1998 về Bờ Biển Ngà
có đoạn: “Những khoản thâm hụt hiện tại và dự đoán về sự gia tăng thâm hụt ngân
sách trong tương lai tạo ra một môi trường không ổn định, không thúc đẩy đầu tư tư
nhân”. Những điều kiện đi kèm với các khoản vay thường yêu cầu chính phủ phải có
biện pháp giảm thâm hụt ngân sách. Vậy tại sao Bờ Biển Ngà có thể thâm hụt ngân
sách ở mức hai con số sau 18 khoản vay theo chương trình?
Bờ Biển Ngà không phải là trường hợp cá biệt. IMF và WB đã thực hiện 22 khoản
vay có điều chỉnh cho Pakistan trong giai đoạn 1970-1997. Tất cả những khoản vay
này đều kèm theo điều kiện, Pakistan phải giảm thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, mức
thâm hụt ngân sách vẫn duy trì ở con số 7% GDP trong suốt giai đoạn này. Đầu thiên
niên kỷ mới, IMF và WB lại cho Pakistan vay những khoản vay có điều chỉnh mới,
với điều kiện Pakistan sẽ giảm thâm hụt ngân sách.
Công bằng mà nói, mức thâm hụt ngân sách cao kể trên một phần là có chủ định.
Những dự án viện trợ có tỷ lệ lợi nhuận cao và nằm trong chương trình viện trợ sẽ
được tính vào thâm hụt ngân sách; do đó, những dự án như vậy càng nhiều, viện trợ
và mức thâm hụt ngân sách sẽ càng cao. Mặc dù mục đích của các nhà viện trợ là các
nước sẽ dần dần tự lực chi trả cho những dự án tốt, nhưng những ví dụ về Bờ Biển
Ngà và Pakistan dường như lại cho thấy sự phụ thuộc ngày càng lớn vào các khoản
109