Page 105 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 105
Tại sao cho vay với điều kiện điều chỉnh chính sách không có kết quả tốt đối với tất cả
các nước? Tại sao phải mất đến một thập kỷ, Argentina, Peru, và các nước Mỹ La tinh
khác mới thành công (mà rồi hiện nay, những thành tựu này cũng đang tồn tại rất
mong manh)? Manh mối chủ chốt bắt nguồn từ những nước nằm trong chương trình
cho vay và việc sử dụng tiền vay của những nước này. Những khoản vay thì có,
nhưng sự điều chỉnh thì gần như không. Thực trạng mọi đối tượng đều được vay bất
kể có cải tổ hay không đã tạo ra những động lực không tốt trong việc thúc đẩy những
cải tổ cần thiết cho tăng trưởng.
Từ năm 1980-1994, Zambia đã nhận được 12 khoản vay theo chương trình từ WB và
IMF. Trong suốt thời gian này, giá trị của những khoản cho vay và viện trợ chính thức
này tương đương với ¼ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Zambia. Tuy nhiên, đến
cuối giai đoạn 1985-1996, lạm phát ở Zambia liên tục duy trì ở mức hơn 40% mỗi
năm.
Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng lạm phát cao tạo ra những động lực không tốt cho
tăng trưởng. Nói chung, điều kiện đi kèm với những khoản vay theo chương trình
thường đòi hỏi chính phủ các nước phải đưa ra được biện pháp để giảm lạm phát. Vậy
tại sao các khoản viện trợ vẫn được rót cho Zambia dù đất nước này đang lạm phát
cao?
Điều đang diễn ra ở Zambia là một trường hợp điển hình. Những nước lạm phát tới ba
con số cũng nhận được những khoản vay chính thức như các nước lạm phát một con
số. Chương trình cho vay này là hợp lý nếu những khoản vay được thực hiện với mục
đích giúp các nước lạm phát cao giảm lạm phát. Nhưng ở Zambia (và nhiều nước
khác), việc cho vay vẫn tiếp diễn và thậm chí còn được tăng cường khi lạm phát vẫn
duy trì ở mức cao hoặc cao hơn nữa. Năm 1995, IMF thừa nhận rằng “thành công
trong việc … giảm lạm phát” theo chương trình của IMF ở các nền kinh tế có thu
nhập thấp “là 50-50”. Trên thực tế, một nửa số quốc gia nằm trong chương trình cho
vay của IMF đã giảm lạm phát thành công, một nửa thất bại. Thực tế này chẳng khác
gì khi ta tung đồng xu, với tỷ lệ chính xác 50 sấp – 50 ngửa.
Những khó khăn trong quá trình chuyển đổi
Một trường hợp thất bại khác trong việc kiểm soát tình trạng lạm phát trong khuôn
khổ chương trình cho vay này xảy ra đúng vào những năm có tính chất quyết định ở
nước Nga 1992-1995. Kể từ ngày 01/01/1992, nước Nga bắt đầu thực hiện cơ chế thị
105