Page 106 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 106

trường tự do. Cũng như những gì chúng ta sẽ thấy sau này – xu thế đối phó với những
               cuộc khủng hoảng thường có sau khi chúng xảy ra chứ không có sự phòng bị từ trước.

               WB và IMF đã không chuẩn bị sẵn sàng những khoản vay trong thời điểm nước Nga
               bắt đầu chuyển sang cơ chế mới. Giữa giai đoạn thắng lợi của Yeltsin sau cuộc đảo

               chính thất bại tháng 8 năm 1991 và thả nổi giá tháng 1 năm 1992, IMF và WB đã

               không kiên quyết ủng hộ đến cùng những nhà cải tổ kinh tế dùng biện pháp sốc để
               phục hồi nền kinh tế. Với việc thả nổi giá, lạm phát ở Nga đã đạt đến con số hàng
               nghìn, Ngân hàng Trung ương Nga đã phải vội vã in tiền để trợ giúp tín dụng cho

               những doanh nghiệp quốc doanh. IMF và WB đã không kịp thời đưa ra các khoản vay

               cho nước Nga trong thời điểm này. Đến khi IMF và WB sẵn sàng, những người đi đầu
               trong cải tổ đã không còn nhận được sự tín nhiệm và ủng hộ về mặt chính trị của

               người dân – những người đã phải chứng kiến các khoản tiết kiệm và lương hưu của họ
               trở thành vô giá trị do lạm phát leo thang. Ngay cả sau đó, khi các khoản vay theo

               chương trình được rót vào liên tục, tình hình lạm phát vẫn nằm ngoài vòng kiểm soát.
               Mãi đến năm 1995, sau khi IMF rót thêm một khoản vay nữa, đợt lạm phát này mới

               lắng lại. Lúc này, thời điểm quyết định đã trôi qua. Người dân Nga trở nên mất tin
               tưởng vào thị trường tự do và những hậu quả về chính trị của cuộc khủng hoảng này

               vẫn tiếp tục ám ảnh nước Nga cho tới ngày nay.
               Việc xảy ra ở nước Nga chỉ là một trong số nhiều thất bại của chương trình cho vay có

               điều kiện điều chỉnh. Những sai lầm xảy ra ở các nước nhiệt đới lại tái diễn ở các
               nước phía bắc, vùng đất vốn đã kiệt quệ vì những hậu quả do chế độ kế hoạch hóa tập

               trung để lại. Trong những năm 1990, 143 khoản vay theo chương trình và những ý
               kiến đóng góp của các nhà kinh tế phương Tây đã được rót xuống 24 quốc gia trong

               khu vực Đông Âu. Tuy nhiên, kết quả thu được không đáng kể: trong giai đoạn này,
               tổng sản lượng của các nước kể trên giảm 41%, với tỷ lệ dân số sống dưới mức 2 đô-

               la một ngày tăng từ 1,7% lên 20,8%. Mặc dầu chuyển giao là một quá trình phức tạp,
               nhưng chúng tôi thậm chí đã không thể xử lý được những vấn đề cơ bản – lạm phát ở

               mức cao và thay đổi khó lường trong những nền kinh tế cũ. Các khoản viện trợ từ

               IMF và WB đã phá hỏng ấn tượng đầu tiên của những nước này đối với “cơ chế thị
               trường mở”. Năm 1998, dù liên tục nhận được các khoản cho vay của chương trình,
               tổng lạm phát của các nền kinh tế Đông Âu cũ vẫn duy trì ở mức cao, 64000% (Hình

               6.2).


                                                            106
   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111