Page 308 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 308

TÍN  NGƯỠNG Cư DÂN VEN  BlỀN  QUẢNG NAM - ĐÀ NẰNG



        Càn Hải  rồi mới  đến Đức  Thánh  Chử.  Càn  Hải Đại Vương
        có nghĩa  là Ngài Đại  Vương Cá Biển,  trong  đó  "càn"  là cá,
        yếu  tô" gôc  Nam  Đảo.  Càn  Hải  Đại  Vương có  vai  trò  quan
        trọng như thê  nào  thì  mới  được nhân  dân  thờ phụng cùng
        với vị thánh bất tử của  mình  một cách trang trọng và kính
        trọng.  Có thể Đức  Càn  Hải Đại Vương được thờ với tư cách

        là  vị  thần  chủ/  hộ  mệnh  cho  Đức  Thánh  Chử,  người  cũng
        đã từng vượt biển giao thương.
                Theo truyền thuyết, Lý Ngư/ cá chép đã không chịu

        an phận làm kiếp cá. Gặp cơ hội, cá vượt "Long môn" đê hoá
        thành  rồng.  Cá chép  đã  được  giới  Nho  sĩ  lấy  đó  làm  nguồn
       cổ vũ cho mình trên bước đường hoạn lộ, nuôi mộng lớn.

                Đó cũng là biểu hiện của kết quả chuyển hoá tục thờ
       cá của các làng xứ Bắc và xứ Đông, ở hai bên bờ sông Hồng
        thuộc  Hà  Nội,  Hà  Tây,  Hưng Yên.  Các  làng  này  vô"n  nằm
        trên vùng trung tâm châu  thổ sông Hồng,  một vùng đất đã
        từng  xảy  ra  sự  giao  lưu,  tiếp  xúc  giữa  người  Việt  cổ với cư
        dân Nam Đảo; và sau này người Việt đã hoàn tất công cuộc

        khai thác vùng châu  thổ này vào  khoảng thế kỷ XV để tạo
       ra những làng lúa.  Quá trình tạo nên  những làng lúa cũng
       chính  là  quá  trình  chinh  phục  những  đầm  lầy,  vũng,  vịnh
        mà dòng sông Hồng đã để lại khi vươn ra biển. Quá trình ấy
       cũng  củng cô" ý  thức  coi  trọng  "tấc  đất"  với  mùa  màng  bội
       thu trong cư dân.  Họ đã cầu  mùa nhưng là cầu  lúa,  đã cầu
       nước nhưng là nguồn nước để đồng ruộng tô"t tươi.


                                     30B
   303   304   305   306   307   308   309   310   311   312   313