Page 309 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 309

Song  hình  như,  trong  việc  nhà  Nguyễn  đề cao  vai
     trò  của  cá  voi  vói  Hoàng  triều,  còn  có  dụng  ý  là  đối  sánh,
     đối trọng giữa biểu tượng của  sức  mạnh  đồng bằng và biển
     cả  với  voi,  hổ  -  biểu  tượng  của  rừng  núi  gắn  với  nhà  Tây

     Sơn.  Kể cả  cái  màu  đỏ  khăn  điều  của  con  trai  cá  voi  cũng
     có khi là sự  đối  cực,  đã  thắng thê với  màu cò của Tây Sơn:
     một bên là sức mạnh tổng hỢp từ Tròi và  Phật với một bên
     là  màu  đỏ  "màu  của  thần  của  phương  Tây  từ  trong  rừng
     núi, thần nói gọn của cõi thiêng liêng bí ấn"  [145, tr.234].

              Con  cá  thần  lớn  rất  nhanh,  nuôi  ở  hồ,  ở  sông
     nhưng không đủ chỗ, nên phải thả cá ra biển.  Cá đã đền ơn
     bằng cách  kéo người,  kéo  thuyền  thoát  khỏi  trận  đại  hồng
     thuỷ.  Trong kinh  sách  của  đạo  Hinđu,  con  cá thần là  hiện
     thân của  Brah-man,  còn  trong cổ tích  Purana,  cá  thần  trở
     thành hoá thân thứ nhất của Visnu  [58, tr.90].

             Các danh xUng:  đền Cậu, đền Cô để chỉ nơi thò cá voi
    ở Hội Thông như muốn ám chỉ cá voi mang tư cách của  Cậu
     và  Cô trong tín ngưỡng Tam  Phủ.  Vì ở Thanh  -  Nghệ,  Tứ vị
     Thánh Nương là tín ngưỡng thần nước phổ biến. Tứ vị Thánh
     Nương/ Bà Đại Càn là thần chủ cao nhất, trên cả cá voi.

              Hơn  nữa,  những  nghi  thức  cúng  Cô  hồn  còn  được
     thể hiện nhiều lần trong lễ tế ồng (trước khi lễ vọng, lúc ra

     khơi  nghinh  ông,  lễ  tế  Cô  hồn  trưốc  khi  bưóc  vào  lễ
    chánh),  nhằm  vừa  cầu  an,  cầu  ngư,  vừa  xin  phép  Cô  Bác
     phù hộ cho cuộc tê thần được suôn sẻ.


                                 -    3  D  9     -
   304   305   306   307   308   309   310   311   312   313   314