Page 310 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 310

TÍN  NGƯỠNG  Cư DÁN VEN  BIỀN  QUẢNG  NAM - ĐÀ NẲNG


                 Trên những  trải  đua,  người  ta  làm  hình  "Muông",

        tượng trưng cho sinh thực  khí nam và  hình  "Nhọn",  tượng
        trưng  cho  sinh  thực  khí  nữ...được  cách  điệu  thành  mặt
        rồng,  mặt phượng, có tai, có mắt,  có mũi gần như hình ảnh
        của những vị  thần ngự trị trên sóng nước...  Hình  "Muông"
        hình  "Nhọn"  làm  bằng  gỗ,  cao  khoảng  ba  thước  mộc  trở
        xuông  (cao  dưới  lm20),  rộng  vừa  ôm  được  mũi  trải..."
        "Muốhg" và "Nhọn" chia làm ba cặp tượng trưng cho 3 cặp

        âm  dương hoà hỢp của  đất trời,  cũng có khi là tượng trưng
        cho sự hoà đồng giữa thiên,  địa, nhân [79, tr.õ7].

                 Chúng  tôi  đã  tìm  hiểu  nội  dung  các  bản  hát  của
        Quảng  Ngãi  {do  Nguyễn  Đăng  Vũ  sưu  tầm  và  được  trinh
        bày ở phần phụ lục của luận án TS  'Văn hoá dân gian của
        cư  dân  ven  biển  Quảng  Ngãi  [162,  tr.  69-  75])  và  Bình
        Định  ("Hát  bả  trạo"  trong  Ca  dao Nam  Trung  Bộ  [97,  tr.
        391-407]) đã được công bô,  đều thấy các bản hát này có nội
        dung chủ  yếu  ca  ngợi  công  lao  của  thần  Nam  Hải  đối  với
        dân chài, khi họ gặp bão tố^ trên biển.  Có khi lòi hát ngợi ca

        được thể hiện dưới  dạng ngâm  nga triết lý,  nói về đạo  làm
        người "phải biết công ơn".

                 Tại  Nhượng  Bạn,  hò  Chèo  cạn  không  chỉ  diễn  ra
        chủ yếu ở miếu thò cá  voi,  mà còn ở đền  thờ  một  người có
        tư  cách  là  Tổ  nghề  (có  công  chế  tạo  chiếc  bánh  lái  sau
        thuyền);  trang  phục  các  bạn  chèo  là  màu  trắng,  đầu  chít
        khăn  đỏ.  Đây  là  màu  tang  của  thê  hệ  chút  chít,  không


                                    -    3   1   □   -
   305   306   307   308   309   310   311   312   313   314   315