Page 311 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 311
hẳn buồn mà còn chứa đựng niềm vui vì sự thượng thọ
của người thân. Điều này phù hợp vói quan niệm và cách
ứng xử của ngư dân với cá voi, nhưng ở đây hát cũng chỉ
thuần là đưa linh cá voi; còn làn điệu/ tiếng xô của hò
Chèo cạn Xhượng Bạn thì như mang âm hưởng của hò
Sông Mã "khoan hỡi hò hoan, khoan khoan dô khoan".
Đến vùng Quảng Bình, cũng là hò Chèo cạn nhưng làn
điệu chủ yếu lại là những làn điệu dân ca đặc trưng của
vùng này, đó là hò khoan, hò hụi và hò ý gia [122,tr. 581];
Còn đến Quảng Nam - Đà Nang và các tỉnh Nam Trung
Bộ, thì hò Chèo cạn đã được bổ sung chủ yếu làn điệu của
Tuồng. Các tiếng xô không chỉ là tiếng đệm mà còn là
những khúc hát "láy lại", như khang định và ngợi ca công
đức của cá voi.
Theo chúng tôi, trò diễn của làng Thai Dương là
một "hèm" nhằm ôn lại một đặc điểm/ công lao của Tiền
Hiền làng, nó không liên quan đến vị thần biển- cá voi.
Cũng ở Huế, làng Thuận An trong cúng giỗ cá voi cũng có
một "hèm" nói lên đặc điểm "thực tiểu ngư" của cá voi, mà
ở Quảng Nam - Đà Nẵng không hoàn toàn giông. Đó là
trong lễ cúng của làng Thuận An phải có cá, một con cá
sống và một con cá nướng... Lễ xong thì thả cá sống xuống
biển [122, tr.650]. Lễ kỵ ông ở Quảng Nam - Đà Nẵng
cũng có cá nhưng là cá chín, do vậy cũng không có
việc"phóng sinh" xuông biển như làng Thuận An.
- 3 1 1