Page 313 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 313
Tương truyền, phiến đá hình mu rùa mà Bà Bô Bô/Bà
Dàng Bô/Bà Thu Bồn đã hoá thân từ đó, xưa kia ở trong
một cái hang trên gò cao, bao quanh là rừng cây rậm rạp.
Hiện lăng Bà còn có một tấm bia đá khắc chữ Chăm. Cách
bài trí các ban thò trong lăng cũng góp phần nói lên quốc
tịch Chăm - Việt của Bà: Cửa lăng mở về hướng Đông.
Lăng chia hai phần là tiền đường và hậu tẩm (chính điện/
nội điện). Phần hậu tẩm/ nội điện được bài trí: Trên cao
nhất là bàn thò chính bằng gỗ, bệ xi măng, trên bàn thờ có
2 bài vị - một bài vị của Bà Bô Bô, trên đó ghi dòng chữ
Hán: "Tiền cổ Lê Triều Bô Bô phù hoá tôn thần"', một bài vị
thờ chung Bà Chúa Ngọc và Bà Phiếm Ai châu đại đức phu
nhân (Bà Phường Chào). Chính giữa ban thò là hai chữ
Hán "Anh Linh"; hai bên có cặp liễn đối nói lên sự oai linh
của Bà. Bên tả của ban thờ là bàn hương án thờ Thành
hoàng, bên hữu là hương án thờ Ngũ Hành tiên nương.
Trước bàn thờ Bà, dưới nền lăng là một quan tài bằng xi
măng (bên trong là phiến đá), gọi là mộ Bà.
Các truyền thuyết dân gian về Bà Bô Bô hiện lưu
truyền ở làng Thu Bồn đã nói lên sự linh ứng của Bà từ dữ
đến lành, qua đó cũng cho thấy quá trình thiêng hoá một
nữ thần Chăm thành Thần Mẹ Việt:
+ Bà Thu Bồn là một nữ tướng Chiêm Thành, rất đẹp
với mái tóc rất dài. Sau chiến bại trong trận đánh với binh
tưóng của vua Lê Thánh Tông, Bà chạy về Mỹ Sơn. NTiưng
- 3 1 3 -