Page 307 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 307
Xam Đảo. Dấu ấn Nam Đảo còn đọng lại trên những tên
sông, tên miếu mà tất cả đều nói lên là có liên quan đến cá
và thò cá như: sông Cà Lồ/ Phủ Lỗ, Cán Khê/ Nguyên Khê,
miếu Gàn/ Càn. Đây là những danh xưng thuộc gốc Nam
Đảo, về sau đã bị Việt hoá và Hán Việt hoá: Cà Lồ có thể là
biến âm từ danh từ trong ngôn ngữ Nam Đảo là Kưala, với
nghĩa là "cửa sông"; còn Cán Khê thì yếu tô" Cán là gốc
Nam Đảo, có nghĩa là "cá", và Cán Khê có nghĩa là "khe
cá", khe có con cá to, bởi trong ngôn ngữ Nam Đảo, từ có vỏ
ngữ âm là "ikan" có nghĩa là cá [21, tr.35]. Cho dù theo
thòi gian và theo cách phát âm của địa phương, từ là
"ikan" đã có những biến thể thành can/ càn/ gàn/ cán/ cân,
thì đây vẫn là một dấu hiệu nhận ra tầng Nam Đảo trong
tín ngưỡng thò cá của người Việt, mà bằng chứng là nhiều
làng có đền thờ cá có tên gọi mang yếu tô" "ikan". Chẳng
hạn như miếu Gàn/ Càn ở Hoàng Liệt, Thanh Trì, Hà Nội;
đền Càn thờ cá của làng Phương Cần ở Quỳnh Lưu, Nghệ
An; núi Đầu Cân là núi có đền thờ cá ỏ Nghi Thiết, Nghi
Lộc, Nghệ An v.v...
Làng Chử Xá, quê hương của Chử Đồng Tử - một
trong bôn vị Thánh bất tử của cư dân Bắc Bộ tôn thờ. Thê"
nhưng, đình làng Chử Xá, phần hậu cung, tức nơi thâm
nghiêm thì lại đặt ngai và bài vị của Đức Càn Hải Đại
Vương và Tứ vị Thánh Nương. Còn trong văn tê" mơ đầu lễ
hội Chử Xá, vị thần được đọc lên đầu tiên cũng lại là thánh
- 3 D 7 -