Page 304 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 304

TÍN  NGƯỠNG  Cư DÂN VEN  BIỀN  QUẢNG NAM • ĐÀ NẨNG



        còn được  quan niệm như một cuộc trinh  diễn  nghệ thuật tế
        trước  đông  đảo  quan  khách  và  đại  diện  các  làng  chài,  nên
        các  nghi  thức  được  thực  hiện  theo  đúng  tục  truyền  để
        tránh  bất  kính  với  thần,  đồng  thòi  cũng  giữ  thể  diện  với

        các làng vạn bạn.
               ”  "Bã  trạo"  vừa  có  nghĩa  khoát  chèo  (bã:  bát;  trạo:

        chèo)  vừa  có  nghĩa  là  bạn  chèo  (bã/  bá/  bả/  ba:  bạn;  trạo:
        chèo).  Hát  bã  trạo  nghĩa  là  hát  bạn  chèo,  một  hình  thức
        hát  múa  thiêng,  mà  cách  thức  diễn  xướng  là  hát  và  múa
        chèo (chèo cạn-  chèo  đưa linh  trên con thuyền tượng trưng
        để vượt qua biển nước) với phương thức hát múcilhát lễ tập
        thể.  Ổ  Quảng  Nam  -  Đà  xẵng  tên  gọi  hát  bạn  chèo,  hát

        chèo  rất  phổ  biến  trong  "diễn  viên"  và  công  chúng  làng
        biển.  Nhưng  hiện  nay,  do  nhiều  nguyên  nhân  nên  xứ
        Quảng  chỉ  còn  một  số làng biển  có  đội  hát  Bã  trạo.  Đó  là:
        làng  Mân  Thái  (Đà  xẵng),  làng  Hói  Láng  (Cẩm  Thanh,
        Hội An),  làng Tĩnh Thuỷ (Tam Thanh, Tam Kỳ), làng Đông

        Hải  (Tam  Hải,  Núi  Thành).  Tuy  nhiên,  các  đội  hát  đó
        không chỉ hát hầu Thần cho làng vạn mình  mà còn đi phục
        vụ  cho  các  làng  khác.  Chính  vì  vậy  nên  hình  thức  hát
        thiêng này vẫn rất phổ biến.

                 Chiếc thuyền linh ấy do ba hoặc bốn ông Tổng điều
        khiển:  Tổng Tiền  (còn  gọi là Tổng Mũi)  là  tổng chỉ  huy  đội
        chèo,  Tổng  Khoang  (còn  gọi  là  Tổng  Thương)  là  người  tát
        nước,  kéo  neo,  canh  thuyền,  lúc  rỗi  rãi  thì  câu  cá,  ngâm


                                    -    3  D  4    -
   299   300   301   302   303   304   305   306   307   308   309