Page 303 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 303
. > ĩ7 'ố ù r > tỵ
Vì lúc sông Ông thường thích ăn cá, dân biển đã
n i )
khái quát bằng hình ảnh "đại ngư thực tiểu ngư"; còn gọi
là gỏi nhưng thực tế là cá kho hoặc nướng, cũng có khi là
mực xào.
Cúng trung lễ thì ngoài các vật phẩm của lễ trầm
trà (hương đăng, hoa quả, trầu rượu, gà xôi), phải có thêm
đầu heo phủ mỡ chài; còn đại lễ thì không chỉ có vật phẩm
dâng cúng phong lưu mà còn có hát cầu mùa, gồm; hát
tuồng và hát chèo ông/ hát bã trạo, và các hình thức ca
hát khác như hát hò khoan đối đáp, hát Bài chòi. Thêm
vào đó là các hình thức sinh hoạt văn hoá- thể thao truyền
thông nhằm rèn luyện sức khoẻ, sự khéo léo trong nghề
biển, như : Bơi đua (đua ghe và lắc thúng), đẩy gậy, kéo co,
vá lưới; và các hình thức sinh hoạt thể thao thời hiện đại
như: đá bóng trên cát, nhảy bao bôT.
Heo tế thần phải là toàn sắc, nghĩa là chỉ một màu
lông, hoặc trắng, hoặc đen, được tắm rửa sạch sẽ trước khi
tỉnh sanh. Khi chọc tiết thì phải khéo, không để huyết
phun tung toé, vì như thế là điềm báo trong làng vạn xảy
ra mất đoàn kết (đánh lộn chẳng hạn); còn như huyết mới
chảy mà đã ngưng thì báo hiệu bị mất mùa biển. Heo tế
thần có nơi quay hoặc luộc nguyên con, cũng có nơi xẻ ra
làm bôn đùi (gọi là "heo ra đùi"), đầu heo phủ mỡ chài.
" Tế với các nghi thức không chỉ là hành động thông
linh, giao tiếp thành kính vói thần Nam Hải, Đông Hải mà
- 3 D 3 -