Page 32 - Sổ Tay Chuyên Ngành Cơ Khí
P. 32

5.  BẢN VẼ KỸ THUẬT

             Bản vẽ là  phương pháp đồ thị chuyển tải thông tin về  kích cỡ, vị trí, chi
             tiết,  khoảng cách,  và  quan hệ  giữa các bộ  phận của  máy  móc, hệ  thống
             điện,  hệ  thống đường ống,  hoặc các  hệ  thống kỹ  thuật khác.  Bản vẽ  là
             công cụ không thể thiếu trong chế tạo, lắp đặt, và bảo trì. Yêu cầu cơ bản
             là khả năng phác thảo máy móc, hệ thống điện,... nói một cách đơn giản là
             khả  năng "đọc" bản vẽ để hình dung công việc cần thực hiện.
                Họa sĩ sử dụng kỹ thuật vẽ phối cảnh để minh họa cảnh quan. Bản vẽ
             phối cảnh tương tự hình ảnh quan sát bằng mắt, tùy thuộc vào cách nhìn
             của người vẽ, do dó  khó  mô tả hình dạng và kích thước chi tiết máy một
             cách chính xấc. Bản vẽ kỹ thuật không lệ thuộc vào khả năng của người vẽ.
             Đây là phương phấp đồ họa biểu thị chi tiết hoặc máy theo các quy ước xác
             định, mọi người đều hiểu và độc lập với người vẽ.
                Bản  vẽ  cơ  khí  và  điện  tuân  theo  các
             nguyên tắc và quy ước chung. Ví dụ đơn giản
             về  quy ước, chẳng hạn biểu diễn vị trí chính
             xác tâm điểm dể khoan lỗ bằng cách dùng các
             đường tâm và đường kích thước nêu trên bản
             vẽ, Hình 5-1.
                Rõ ràng là sau khi gia công, sẽ không còn
             các đường tâm và đường kích thước trên tấm   Hình 5-1.  Bản vẽ tuân theo
             thực tế.  Chúng được biểu thị bằng các đường   các quy tắc đơn giản.
             đặc  biệt -   được  gọi  là  đường  tâm  và  đường
             kích thước — trên bản vẽ.
                Các đường trên bản vẽ xác dịnh hình dạng, kích thước, và các chi tiết
             của vật thể. Sử dụng quy ước để kiểm soát các đường này sẽ có khả năng
             mô tả vật thế bằng đồ họa sao cho có thể hình dung một cách chính xác.
                Nét vẽ  trên  bản  phác  thảo cũng rất quan  trọng.  Đường nét vẽ  được
             phân biệt theo chiều dày, dộ đậm nhạt, và tính liên tục hoặc gián đoạn của
             nét vẽ. Các nét xác định biên dạng của vật thể là nét liền và đậm, còn các
             đường biểu thị kích thước hoặc tâm vật thể là nét liền và mảnh.  Quy ước
             nét vẽ được nêu trên Bảng 5-1.
                Hệ thống thông dụng nhất trong bản vẽ cơ khí là phép chiếu trực giao.
             Đây là cơ sở của hầu hết các bản vẽ công nghiệp được sử dụng trên toàn
             thế giới.
                Phép chiếu là quá trình thực hiện bản vẽ bằng cách chiếu vật thể lên
             mặt phẳng vẽ.  Phép chiếu trực giao có  nghĩa là  sử dụng góc chiếu vuông
             góc, các hình chiếu trực giao được đặt vuông góc với nhau.
                Nếu các dường chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu, chúng phải song
             song với  nhau.  Nơi chúng cắt nhau trên cả  hai  mặt chiếu chính là vỊ trí
             quan  sát hình chiếu trực giao.


             32
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37