Page 10 - Kỹ Năng Làm Chủ Bản Thân
P. 10
Một số loại ám ảnh phổ biến là sợ nhện, sợ máu, sợ độ cao, sợ không
gian kín, sợ nói trước công chúng, sợ thi cử...
Phản ứng của cơ thể khi sỢ hãi
Tim đập nhanh.
Huyết áp tăng.
Cơ bắp căng cứng.
Các giác quan trở nên nhạy cảm hơn.
Con ngươi giãn nở (để ánh sáng đi vào nhiều hơn).
Tăng tiết mổ hôi.
vượt qua nỗi sỢ hãi bằng cách nào?
Khi đối mặt với một nỗi lo sợ nào đó, người ta thường có xu hướng quay
lưng trốn tránh để giải toả tâm lí đang đè nặng trong lòng. Nhưng giải pháp
đó chỉ giúp ta tạm thời thoát ra khỏi nỗi sợ hãi mà thôi, còn trên thực tế nỗi
lo sỢ đó luôn hiện hữu trong tâm hồn ta và khống chế những hành động, suy
nghĩ trong tương lai.
Nếu bạn sống trong sợ hãi nghĩa là bạn đã không sống một cách đích
thực. Sự sợ hãi không bao giờ dẫn bạn đến những bước tiếp theo trong cuộc
đời, đồng thời làm mất đi cơ hội khám phá những điểu mới lạ. Nỗi sợ hãi
cũng khiến bạn không dám hành động.
Sợ hãi có thể có lí do chính đáng nhưng cũng có thể do hoang tưởng.
Phản ứng thông thường của chúng ta trước sợ hãi là trốn chạy. Điều này
khiến ta thấy thoải mái hơn và tạm thời giảm được tác động của nỗi sợ,
nhưng bản chất của vấn đê' vẫn chưa được giải quyết. Những nỗi sợ hãi do
tưởng tượng ra càng khiến vấn để trở nên phức tạp hơn. Chúng có thể khiến
ta mất kiểm soát và ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống cũng như các mối
quan hệ của ta trong cuộc sống.
Thường thì cảm giác sợ thất bại còn tồi tệ hơn cả việc thực sự bị thất bại.
Khi chúng ta không chịu cố gắng, đó đã là một thất bại. Một đứa trẻ mới tập
đi có thể bị ngã liên tục, nhưng đó không phải là nó thất bại mà là nó đang
10