Page 95 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 95
theo đạo Hồi, vẫn duy trì án tử hình, nhưng ba trong số đó -
Tuynidi (1991), Angiêri (1993) và Marốc (1993) - chưa tiến
hành phiên xử tử nào trong vòng 18 năm qua. Cuối năm
2011, Tuynidi tuyên bố^ rằng nước này sẽ phê chuẩn Nghị
định thư không bắt buộc của ICCPR về việc bãi bỏ án tử
hình. Gioócđani, Marốc và Libăng cũng đang xem xét xóa
bỏ hình phạt này. Thêm vào đó, nhiều quốc gia khác với
các cộng đồng người Hồi giáo lân như Anbani,
Aigiécbaigia, Bôxnia - Hecgiêgôvina, Cưrghixtan, Thổ Nhĩ
Kỳ, Tuyêcmêkixtan và Xênêgan cũng đã gia nhập phong
trào này. Hiện nay, chỉ còn bốn quốc gia Hồi giáo đang áp
dụng án tử hình một cách thường xuyên và trên quy mô
lốn như một biện pháp kiểm soát hành vi phạm tội. Bốn
quốc gia này đều thuộc khu vực Trung Đông. Đó là Iran,
Árập Xêút, Irắc và Yêmen.
Trong khi chỉ có năm quốc gia châu Á (gồm Nêpan,
Butan, Campuchia, Philíppin và Mông cổ) đã hoàn toàn
xóa bỏ hình phạt này, năm quốc gia khác đã được xếp vào
nhóm các quốc gia đã bỏ án tử hình trên thực tế
(“abolitionists de facto”). Vào tháng 1 năm 2010, Tổng
thống Cộng hòa Nhân dân Mông cổ Elbegdor) đã kêu gọi
Nghị viện gia nhập phong trào bãi bỏ án tử hình của phần
lốn các quốc gia trên thế giối. ông tuyên bố rằng: “Con
đường mà một đất nưốc Mông cổ theo chế độ dân chủ lựa
chọn phải là con đường sạch sẽ, không có đổ máu” (“The
road a democratic Mongolia has to take ought to be clean
and bloodless”). Tại Inđônêxia, Malaixia và Thái Lan,
nhiều người đã cất tiếng nói phản đối án tử hình và việc
96