Page 96 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 96
áp dụng hình phạt này đối với những công dân sinh sống
tại nưốc ngoài. Tại Ân Độ, mức phạt thông thường cho tội
danh giết người là tù chung thân. Theo nguyên tắc, án tử
hình chỉ dành cho các vụ giết người “đặc biệt hiếm gặp” và
“đặc biệt nghiêm trọng” (“the ‘rarest of the rare\ the ‘worst
of the worst’ cases of murder”). Hình phạt này chỉ được áp
dụng cho 0,5% số ngưòi bị kết tội giết người và chỉ có duy
nhất hai bản án tử hình cho tội danh khủng bố được thi
hành kể từ năm 2004. Tại Nhật Bản và Đài Loan (Trung
Quốc), sau những lệnh cấm tạm thời gắn liền với nhiệm kỳ
của các Bộ trưởng Bộ Tư pháp phản đối án tử hình, việc
tái áp dụng hình phạt này đã đưa chủ đề trên quay trở lại
một cách mạnh mẽ trong các cuộc tranh luận chính trị và
nhấn mạnh rằng, đây là một trong những vấn để gây ảnh
hưởng tiêu cực tói uy tín chính trị quốc tế của cả hai quốc
gia. Vào tháng 4 năm 2012, khi công bố bản báo cáo nhân
quyền đầu tiên của mình, người đứng đầu chính quyền
(Tổng thông) Đài Loan (Trung Quốc) đã tuyên bố rằng ông
sẽ “nỗ lực đạt được sự đồng thuận trong công chúng về
việc hưống tối xóa bỏ án tử hình”.
Thái độ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thay
đổi. Trung Quốc đã biện minh cho việc áp dụng án tử hình
trên cơ sở rằng xã hội nưóc này vẫn đang trong giai đoạn
quá độ. Chính vì vậy, trật tự trị an sẽ không thể đưỢc bảo
đảm nếu không có tác động răn đe của hình phạt tử hình.
Ngoài ra, “chủ nghĩa trừng phạt” (“retributivism”), đặc
biệt là quan điểm “lấy mạng đền mạng” (“a Iife for a life”),
đã ăn sâu vào nền văn hóa Trung Quốc. Nếu như không có
97