Page 98 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 98
đánh dấu bưốc đầu của quá trình cải cách pháp luật. Đáng
tiếc rằng, Trung Quốc vẫn từ chối công bô' sô' liệu về việc
áp dụng án tử hình. Tuy nhiên, sô' lượng những người bị
xử tử hình được tuyên bô' là đã giảm ít nhất một nửa kể từ
năm 2007. Tác động mạnh mẽ của phong trào quốc tê là
điều dễ nhận thấy. Là học giả đi đầu về vấn đề này, giáo
sư Zhao Bingzhi của Đại học Sư phạm Bắc Kinh khẳng
định: “Việc xóa bỏ án tử hình là một xu hướng tất yếu
cũng như một dấu hiệu cho thấy lối tư duy khoáng đạt của
các quốc gia văn minh (“the broad-mindedness of civilized
countries”) [...]. Xóa bỏ án tử hình giò đây là một yêu cầu
quốc tê' bắt buộc”. Khó lòng tưởng tượng đưỢc bất cứ ai có
thể phát biểu công khai điều này vào năm 2000, khi người
viết lần đầu đến Trung Quốc để bàn luận về án tử hình.
Theo người viết, quan điểm của Mỹ trong vấn đề này,
cụ thể là ý kiến của các tiểu bang đang duy trì án tử hình
và Tòa án Tối cao Hoa Kỳ là vô cùng quan trọng trong việc
đạt đưỢc mục tiêu xóa bỏ án tử hình trên toàn thế giới, bởi
lẽ nhiều quốc gia vẫn duy trì hình phạt này chọn Mỹ làm
ví dụ để biện minh cho quan điểm rằng, hình phạt tử hình
không phải là một vấn đề nhân quyền. Làm sao có thể đạt
đưỢc mục tiêu đó nếu quốc gia dân chủ hoạt động tích cực
nhất trong lĩnh vực nhân quyền vẫn duy trì án tử hình?
Nói một cách ngắn gọn, triển vọng nào cho thấy rằng
toàn nước Mỹ sẽ bãi bỏ án tử hình? Như tại phần lớn các
nởi khác trên thê' giới, sô' lượng các bản án tử hình tại Mỹ
đang có xu hướng giảm và phân bô' không đồng đều về tần
suất áp dụng. Mới đây, sáu tiểu bang đã xóa bỏ hình phạt
99