Page 97 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 97
thay đổi trong dư luận xã hội thì việc xóa bỏ án tử hình sẽ
hạ thấp tính chính đáng của hệ thống pháp lý. Tuyên bô"
này bị đặt ra nhiều nghi vấn sau khi cuộc khảo sát ý kiến
quy mô lốn đầu tiên tại nước này được thực hiện vào năm
2007. Ví dụ, khi được hỏi liệu Trung Quốc có nên đẩy
nhanh quá trình xóa bỏ án tử hình, chỉ có 53% sô" người
được hỏi đưa ra ý kiến phản đối và 33% khác cho rằng họ
“không chắc chắn”. Như vậy, khó có thể khẳng định rằng,
công chúng thực sự mong muôn án tử hình đến mức nếu
bẵi bỏ hình phạt này, việc xây dựng một chính quyền lớn
mạnh sẽ trở nên bất khả thi. Trên thực tê", những người sử
dụng lập luận về “các giá trị châu Á” và “nền ván hóa
Trung Quốc” để biện minh cho việc duy trì án tử hình cần
nhận thức được rằng, người Trung Quốc hoàn toàn có thể
sinh sống một cách mãn nguyện vối hệ thống chê" tài
không áp dụng hình phạt tử hình. Minh chứng rõ ràng và
gần gũi nhất cho điều này chính là Hồng Kông (Trung
Quốc) và Ma Cao (Trung Quốc). Trên thực tế, xu hướng
toàn cầu này không bị phốt lò. Năm 2007, đoàn đại biểu
Trung Quốc tại Hội đồng Nhân quyền Liên hỢp quốc đã
tuyên bố: “Phạm vi áp dụng án tử hình sẽ sốm được cân
nhắc lại [...] với mục tiêu là xóa bỏ hình phạt này”. Cũng
năm đó, Trung Quốc đã tiến hành xem xét lại tất cả các
bản án tử hình được thi hành ngay lập tức bởi Tòa án
nhân dân cấp tỉnh (được trao quyền trong thòi gian diễn
ra các chiến dịch “thanh trừng” từ những năm 1980) và
Tòa án nhân dân tối cao, dẫn đến việc giảm sô" lượng các
tội danh chịu án tử hình trong năm 2011. Điều này đã
98