Page 91 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 91
đảm cam kết coi việc xóa bỏ án tử hình như một mục tiêu
toàn cầu cũng rất đáng chú ý. Việc Nghị định thư không
bắt buộc thứ hai được phê chuẩn sẽ tăng cường thúc đẩy
chính sách xóa bỏ án tử hình mà Việt Nam dường như
đang bắt tay vào thực hiện.
Bên cạnh số lượng những quốc gia thay đổi quan điểm
về việc xóa bỏ án tử hình, còn nhiều dấu hiệu khác cho
thấy sức ảnh hưởng to lớn của động lực mới trong vấn để
nhân quyền đối với các quốc gia chưa sẵn sàng từ bỏ hình
phạt này. Các dấu hiệu đó đáng lưu tâm vì những nưóc
tuyên bố rằng việc bãi bỏ án tử hình là một quá trình lâu
dài thường không nhận biết được chúng.
Dấu hiệu thứ nhất: Việc thi hành án tử hình ở
những quốc gia vẫn duy trì hình phạt này đã giảm, trừ
một số rất nhỏ các quốc gia như Iran, Irắc - đất nước bị
chia cắt bởi chiến tranh và Ảrập Xêút. Nếu như vào
năm 1998, có tới 37 quốc gia thi hành và 78 nước áp
dụng ít nhất một bản án tử hình thì vào năm 2003, chỉ
còn 22 nưốc trong tổng số 57 quốc gia áp dụng một bản
án tử hình.
Dấu hiệu thứ hai: Những lo ngại đôl với việc thi
hành án tử hình cho thấy có rất ít quốc gia hiện nay áp
dụng hình phạt này trên một quy mô đủ lốn và đủ chắc
chắn để tỏ rõ niềm tin và cam kết của mình trong việc coi
án tử hình như một công cụ kiểm soát và phòng ngừa
hành vi phạm tội.
Dấu hiệu thứ ba: Phần lốn các quốc gia ủng hộ xóa
bỏ án tử hình từ cuối những năm 1980 đểu thực hiện quá
92