Page 89 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 89
Công hàm phản đối đang giảm dần (năm 2012, chỉ còn 47
quốc gia, tức 24% số lượng thành viên của Liên hỢp quốc).
Tại sao lại có sự thay đổi này và nó đã diễn ra như thê
nào? Trong nhiều năm qua, một “động lực mới” (“new
dynamic”) đã chuyển hướng cuộc tranh luận về án tử hình
vượt ra khỏi quan điểm của những nước cho rằng, họ có
chủ quyền trong việc duy trì hình phạt đó như một công
cụ kiểm soát hệ thống tư pháp hình sự quốc gia. Quan
điểm này dựa trên nền tảng tác dụng răn đe thường được
biết đến của án tử hình hoặc những ưu tiên và kỳ vọng
của ngưồi dân, tùy thuộc vào nền văn hóa của các quốc gia
đó. Thay vào đó, “động lực” kể trên thuyết phục những
quốc gia còn duy trì án tử hình rằng dù có quản lý tôt đến
đâu, việc áp dụng hình phạt này vẫn không tránh khỏi vi
phạm các quyền của con người được cả thế giói công nhận.
Các quyền đó được ghi nhận trong Công ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), được phê
chuẩn bởi hầu hết các quốc gia, đưỢc diễn giải và phát
triển bởi những tổ chức nhân quyển quốc tế, các tòa án tối
cao, các tòa án hiến pháp cũng như được ghi nhận trong
Hiến pháp quốc gia.
Việc xóa bỏ án tử hình cần đến sự lãnh đạo chính trị ỏ
cấp độ xuyên quốc gia. Hội đồng châu Âu và Liên minh châu
Âu là hai ví dụ điển hình. Các tổ chức này đã coi việc bãi bỏ
án tử hình như một trong những điều kiện để trỏ thành
thành viên của họ trong những năm 1990. Nhiều quốc gia
châu Âu nói riêng cũng hoạt động rất tích cực trong vấn đê
này. Trên thực tế, Tòa án Nhân quyền châu Âu đã thừa
90