Page 84 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 84

tùy tiện”. Tuy án tử hình chưa bị xóa bỏ ngay lập tức và
        chỉ  có  12  quốc  gia  được  cho  rằng  đã  loại  bỏ  hoàn  toàn
        hình phạt này khỏi Bộ  luật hình  sự và  quân  sự từ năm
        1966,  song  khoản  2,  Điểu  6  đã  đặt  ra  giới  hạn  đối  với
        những quôh gia chưa xóa bỏ án tử hình, cụ thể là: “chỉ áp
        dụng  đối  vối  những  tội  ác  nghiêm  trọng  nhất”.  Tuy
        nhiên,  điểu  này  không  phải  là  tất  cả  những  gì  mà  các
        quốc gia cần phải làm để hoàn thành nghĩa vụ của mình
        đối vối  Công ước.  Khoản 6,  Điều  6 đã khẳng định rõ lập
        luận  này:  Điều luật này không thể được viện  dẫn nhằm
        trì hoãn hoặc cản trở việc xóa bỏ án tử hình của các quốc
        gia  thành  viên  của  Công  ước  hiện  tại.  Ngoài  ra,  nhiều

        điều khoản của Công ước cũng giối hạn hình phạt có thể
        được  áp  dụng.  Ví  dụ như  Điều  7  nêu rằng:  Không  ai có
        thể bị tra tấn,  hoặc  phải  chịu  những hình  phạt hay  đối
        xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp phẩm giá con người,
        hoặc  Điều  14  đặt  ra  những  quy  định  về  quyền  xét  xử
        công bằng, trong đó việc áp dụng án tử hình dưối bất cứ
        hình  thức  nào  sẽ  được  coi  là  hành  vi  tước  đoạt  quyền
        sống một cách tùy ý. ICCPR phải được xem là một “minh
        chứng cho quyền sống” (living document) chứ không phải
        sự biện minh lâu dài cho việc áp dụng án tử hình có giối

        hạn.  Ngoài  ra,  khoản  2,  Điều  4  quy  định  rằng  không
        được phép có bất cứ trường hợp mất hiệu lực nào đối với
        Điểu 6 và  7, kể cả trong “tình trạng khẩn cấp  đe dọa  sự
        sống còn của quốc gia”.
            Trong bài  viết  này,  ngưồi  viết  sẽ  cố gắng  làm  rõ  các
        động lực và sáng kiến hiện đang thúc đẩy mục tiêu xóa bỏ


                                                                 85
   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89