Page 85 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 85

án tử hình tại tất cả các quốc gia, cũng như những rào cản
          còn sót lại đôl với mục tiêu đó.
              Việt Nam phê chuẩn ICCPR vào năm  1982 và đã tiến
          hành tuân  thủ các  nghĩa  vụ của  Công ước  này,  bao  gồm
          những diễn giải về các  quy định  của  Công ước  do  những
          ủy ban và Tòa án quốic tế về nhân quyền, các tòa án hiến
          pháp  ban  hành,  cũng  như  các  văn  bản  pháp  lý  có  liên
          quan của  Liên  hợp  quốc,  đáng chú ý nhất  là Những bảo

          đảm  về quyền  của  những người  đối mặt  vôi  án  tủ hình
          (“Saỉeguards Guaranteeing the Protection of the Rights of
          those  Pacing  the Death  Penalty”).  Văn  bản  này  lần  đầu
          được công bố trong Nghị quyết của Hội đồng kinh tê và xã
          hội Liên hợp quốc năm 1984 mà không gặp sự phản đối từ
          bất cứ  quốc  gia  nào,  sau  đó,  được  phổ biến  rộng  rãi  vào
          năm 1989 và 1996. Nội dung quan trọng nhất của văn bản
          đã định nghĩa một cách giới hạn hơn “các tội danh nghiêm
          trọng  nhất”  là “các  tội  cố ý  gây chết  người  hoặc  các  hậu
          quả  đặc  biệt  nghiêm  trọng  khác”.  Năm  1989,  nốì  tiếp
          những bước phát triển tại châu Âu, Đại hội đồng Liên hợp
          quốc thông qua Nghị định thư không bắt buộc thứ hai của
          Điều 1 Công ước ICCPR vối nội dung không ai thuộc thẩm
          quyền  của  một  quốc  gia  thành  viên  của  Công  ưốc  phải

          chịu án tử hình và Điều 2 với nguyên tắc cơ bản: Các quốc
          gia  đã  bãi  bỏ  án  tử  hình  không  được  phép  tái  thiết  lập
          hình phạt này.
              Hiện nay, lập trường của Việt Nam trưốc vấn đề này
          là gì? Nhiều dấu hiệu đã cho thấy rằng,  Chính phủ đang
          tiến dần đến hướng xóa bỏ án tử hình, số lượng tội danh


           86
   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90