Page 33 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 33
án tử hình, bao gồm những tử tù chò được hành quyết phù
hỢp với các tiêu chuẩn quốc tê có liên quan.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia khác trong
việc quy định các hình phạt thay thê hình phạt tử hình và
những quy định đặc biệt có tính chất nhân đạo về việc áp
dụng hình phạt này, ví dụ như quy định về án tử hình cho
hoãn thi hành trong 2 năm để có thể được xem xét giảm
xuống tù chung thân, hay việc kết án nhưng không thi
hành trên thực tế.
- Nghiên cứu khả năng tham gia Nghị định thư Tùy
chọn thứ hai của ICCPR về xóa bỏ hình phạt tử hình.
- Khuyên khích các nghiên cứu và tranh luận trong xã
hội về các vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp lý quốc tê và
quốc gia về hình phạt tử hình. Đề nghị Liên hỢp quốc, các
tổ chức phi chính phủ quốc tê và các quốc gia đã bãi bỏ
hình phạt này tư vấn và trỢ giúp trong việc sửa đổi pháp
luật, chính sách về hình phạt tử hình.
2. Quyển sống của thai nhi
Giống như ỏ nhiều quốc gia khác, pháp luật Việt Nam
hiện chưa có quy định trực tiếp về quyền sốhg của thai nhi
mà mối chỉ có những quy định có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi
của bào thai trong mối quan hệ vối người mẹ (chê độ thai
sản) và người bố (chê độ thừa kế - Điều 635 Bộ luật dân
sự năm 2005). Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam,
thai nhi mới được coi là cá thể tiềm năng của con người,
chỉ thực sự đưỢc coi là con người khi được sinh và còn sống
sau 24 giờ.
34