Page 34 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 34
Từ quan điểm về thai nhi như trên, kết hỢp vối áp lực
từ vấn đề kế hoạch hóa gia đình, khuôn khổ pháp luật về
nạo phá thai ở Việt Nam cởi mở hơn so với nhiều quốc gia
khác trên thế giối. vể mặt pháp lý, việc nạo phá thai
đưỢc thực hiện theo yêu cầu, không giối hạn thòi điểm và
được coi là một quyền của phụ nữ (Điều 44 Luật bảo vệ
sức khoẻ nhân dân năm 1989). Pháp luật chỉ cấm việc
nạo phá thai trái phép, trong đó có việc xuất phát từ
nguyên nhân lựa chọn giới tính (Điều 7 Pháp lệnh dân số
năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2008). Tội phá thai trái
phép có thể bị xử phạt từ cải tạo không giam giữ đến
mười lăm năm (Điều 243 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa
đổi, bổ sung năm 2009). Sự cởi mở của pháp luật cùng vối
việc tổ chức thực thi kém dẫn đến tình trạng phá thai rất
phổ biến ở nước ta trong thòi gian qua. Tỷ lệ phá thai ở
Việt Nam đưỢc coi là rất cao so với mức trung bình trên
thế giới, gây ra nhiều vấn đề xã hội, đặc biệt là ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của trẻ em gái và phụ
nữ, đặc biệt trong nhiều trường hỢp đã gây ra những hậu
quả nghiêm trọng như vô sinh, chết người.
Để khắc phụ tình trạng trên, ngoài việc thắt chặt các
biện pháp thực thi, Nhà nước nên sửa đổi Luật bảo vệ
sức khỏe nhân dân theo hưống quy định các điều kiện để
hạn chê việc nạo phá thai. Từ kinh nghiệm của nhiều
quốc gia trên thế giới, nên quy định về vấn đề này theo
từng mốic phát triển của bào thai, cụ thể như sau: Giai
đoạn đầu (từ tuần 1 - tuần 10): Đây là giai đoạn mà bào
thai mới ở dạng phôi, “dạng sự sông tiềm năng” nên pháp
35