Page 38 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 38

Việt  Nam cũng đã có một khuôn khổ pháp luật quốc
        gia  khá hoàn chỉnh  để bảo đảm  quyền của những nhóm
        yếu thế,  bao  gồm  quyền  sốhg của họ.  Ví dụ,  Luật bảo vệ
        chăm sóc và giáo dục trẻ em được thông qua từ năm  1991
        (hiện nay đã đưỢc thay thế bởi Luật bảo vệ,  chăm  sóc và
        giáo dục trẻ em năm 2004) đã quy định các quyền cơ bản
        của trẻ em, trong đó bao gồm quyền được chăm sóc, nuôi
        dưõng  (Điều  12).  Luật  cũng  dành hẳn  Chương IV  (Điều
        40-58) quy định về việc bảo vệ, chăm sóc những trẻ em có
        hoàn cảnh đặc biệt (như trẻ  em  mồ côi không nơi nương
        tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là

        nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
        trẻ em phải làm việc nặng nhọc,  nguy hiểm, tiếp xúc với
        chất  độc  hại;  trẻ  em  phải  làm  việc  xa  gia  đình;  trẻ  em
        lang  thang;  trẻ  em  bị  xâm  hại  tình  dục;  trẻ  em  nghiện
        ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật) có ý nghĩa quan trọng
        vối việc bảo đảm sự sông còn và phát triển của những trẻ
        em này.
            ở  phạm vi rộng hơn,  một  số văn bản pháp  luật khác
        của Việt Nam đã ghi nhận các quyền liên quan đến quyền
        sống, như:
            Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền

        bất khả xâm phạm về thân thể,  được pháp luật bảo hộ về
        sức  khoẻ,  danh  dự và  nhân  phẩm;  không bị  tra  tấn,  bạo
        lực, truy bức,  nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào
        khác  xâm  phạm  thân  thể,  sức khỏe,  xúc  phạm  danh  dự,
        nhân phẩm” (Điều 20). Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy
         định quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe,


                                                                 39
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43