Page 37 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 37
và sự thảo luận rộng rãi, bởi đây là một vấn đề rất phức
tạp. Kể cả khi được hỢp pháp hóa, an tử cũng đòi hỏi thêm
nhiều công sức lao động lập pháp để cụ thể hóa (mà có thể
cần một đạo luật riêng) vái những quy định đồng bộ, chặt
chẽ để loại trừ khả năng lạm dụng dẫn tới vi phạm quyền
sống của con người. Xét nhu cầu thực tế, xu hướng trên
thê giới và kinh nghiệm của một số quốc gia, Việt Nam có
thể nghiên cứu để bước đầu thừa nhận quyền trỢ giúp an
tử với những bệnh nhân đã trưởng thành mắc những bệnh
nan y không có hy vọng chữa trị và đang chịu nhiều đau
đớn về thể chất và tinh thần mà đã thể hiện mong muốn
chấm dứt cuộc sông một cách rõ ràng, chân thực và kiên
định (nhiều lần). Đây là việc luật hóa quyền an tử ở mức
độ cơ bản, cho phép phòng ngừa những khả năng lạm
dụng quyền này.
4. v ề bảo đảm các điều kiện sống cho người dân,
đặc biệt là các cá nhân và nhóm yếu thế
Việt Nam đã tham gia cả hai Công ưốc quốc tế cơ bản
về nhân quyền năm 1966 (ICCPR, ICESCR) và một số
điều ưốc quốc tế khác về quyền của các nhóm xã hội dễ bị
tổn thương như Công ưốc về quyền trẻ em năm 1989,
Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử vối phụ
nữ năm 1979... Việt Nam cũng đã ký và dự định sớm phê
chuẩn Công ước quốc tế về các quyền của người khuyết tật
năm 2006. Đây là những cơ sở pháp lý quốc tê để thúc đẩy
các quyển (bao gồm quyền sống) của những nhóm yếu thê
ở Việt Nam.
38