Page 42 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 42

có nội hàm rộng, không chỉ liên quan đến việc bảo vệ các
        cá nhân khỏi bị tước đoạt tính mạng một cách tùy tiện, mà
        còn  gắn với những điều kiện vật chất và  xã hội bảo  đảm
        cho sự tồn tại và an ninh của con người. Với nội hàm rộng
        như vậy,  bên cạnh  những khía cạnh đã được khẳng định
        rõ  ràng,  quyền  sống vẫn  còn  những  nội  dung  đang  đưỢc
        tiếp tục nghiên cứu làm rõ.
            ĐưỢc  ghi  nhận trong những văn kiện cốt lõi của luật
        nhân  quyền  quốc  tế,  quyền  sôhg ràng buộc  nghĩa  vụ tôn
        trọng, bảo vệ và bảo đảm thực thi của các quốc gia. Trong
        sô" các nghĩa vụ quốíc gia về các khía cạnh của quyền sống,

        việc  giới  hạn  phạm  vi  áp  dụng  và  đối  xử  nhân  đạo  vối
        những người bị kết án tử hình đưỢc đề cập nhiều và cụ thể
        hơn cả trong luật nhân quyền quốíc tế.
            ở  Việt  Nam,  quyền  sông  mới  chỉ  được  trực  tiếp  quy
        định kể từ Hiến pháp năm 2013, tuy nhiên đã được bảo vệ
        từ lâu trong hệ thống pháp luật thông qua các quyền bất
        khả  xâm  phạm  về  tính  mạng,  thân  thể,  danh  dự,  nhân
        phẩm  cũng  như  các  quyền  đưỢc  trỢ  giúp  của  những  cá
        nhân và  nhóm yếu  thế.  Nhìn chung,  hệ thống pháp  luật
        hiện hành của Việt Nam đã tương thích với những nguyên

        tắc cơ bản về quyền sống trong luật quốic tế. Mặc dù vậy,
         giống như nhiều  quốc gia khác,  pháp luật Việt  Nam vẫn
         cần đưỢc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện và tương thích ở
         mức  độ cao hơn vối các tiêu chuẩn quốc tế về quyền này.
         Những sửa đổi, bổ sung cần thiết như đã nêu ở phần trên,
         chủ yếu tập trung vào vấn đề cốt lõi nhất của quyền sống,
         đó là hình phạt tử hình.  Từ những định hướng của Đảng


                                                                 43
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47