Page 28 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 28
(trên 8%), giảm khoảng 3% so vối Bộ luật hình sự năm
1999; khoảng 6,87% so vối Bộ luật hình sự năm 1985 và
12,18% so với Bộ luật hình sự năm 1985 (qua 04 lần sửa
đổi, bổ sung)h
Mặc dù Bộ luật hình sự hiện hành quy định hình phạt
tử hình đối vối 22 tội danh, nhưng trên thực tế thòi gian
vừa qua ở Việt Nam, các Tòa án chủ yếu áp dụng hình
phạt này vối tội giết người và các tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Bên cạnh việc giảm dần sô" tội danh có quy định hình
phạt tử hình, pháp luật hình sự cũng có những sửa đổi về
thủ tục áp dụng hình phạt này nhằm phù hỢp hơn vối các
tiêu chuẩn của luật nhân quyền quốc tế. Ví dụ, Bộ luật
hình sự năm 1999 đã bãi bỏ quy định liên quan đến việc
thi hành án tử hình ngay sau khi xét xử trong trường hỢp
đặc biệt mà đã đưỢc ghi trong các Bộ luật hình sự trước
đó, đồng thòi, bổ sung đốỉ tượng không bị áp dụng và thi
hành hình phạt này là phụ nữ đang nuôi con dưối 36
tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Gần đây, pháp
luật hình sự cũng đưỢc sửa đổi để cho phép người thân của
tử tù được mang xác về chôn, và thay đổi cách thức hành
quyết từ xử bắn sang tiêm thuốc độc (được coi là nhân văn
hơn với cả tử tù và những người thi hành án).
Tuy nhiên, cần thấy rằng, phạm vi áp dụng hình phạt
tử hình trong Bộ luật hình sự của Việt Nam hiện vẫn còn
1. Xem Nguyễn Văn Hoàn: Chính sách, pháp luật của Việt
Nam về hình phạt tử hình, Kỷ yếu Hội thảo.
29