Page 219 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 219
(thế kỷ V đến thế kỷ I trước Công nguyên), những người
La Mã và Hy Lạp đã có xu hướng ủng hộ an tử và không
tuân theo “lòi thề Hippocrates” một cách trung thành. Các
bác sĩ có thể thực hiện việc giết người vì mục đích nhân đạo
{“mercy kiUmg^), cả tự nguyện và không chủ ý. Tuy nhiên,
khoảng thời gian sau đó cho đến gần cuối thế kỷ XIX, an
tử bị phản đối bởi quan điểm của các tôn giáo lớn (Đạo
Thiên chúa, Đạo Do Thái, Đạo Phật) và bị pháp luật của
nhiều quốc gia cấm (đặc biệt là các quốc gia theo thông
luật). Sang thế kỷ XX, với sự phát triển của ngành y khoa,
an tử đã có được những bưốc tiến lớn. về mặt pháp lý, năm
1976, Caliphoócnia trở thành bang đầu tiên của Mỹ thông
qua luật cho phép ngưòi bị bệnh nan y quyền quyết định
hủy bỏ các điều trị y tế duy trì sự sốhg khi cái chết được
tin rằng sắp xảy ra. Tính đến năm 1977, đã có 8 bang của
Mỹ gồm Caliphoócnia, Niu Mêhicô, Accansót, Nêvađa,
Iđahô, Ôrêgôn, Bắc Caliphoócnia và Têchxát đã thông qua
các điều luật vể quyền an tử.
Bưốc sang đầu thế kỷ XXI, năm 2001, Hà Lan trở
thành quốíc gia đầu tiên hỢp pháp hóa an tử; tiếp sau đó
là Bỉ (năm 2002), Lúcxămbua (năm 2008) và ba bang của
Mỹ gồm Oasinhtơn (năm 2008), Môntana (năm 2008),
Vơmơn (năm 2013). Tháng 3-2014, Bỉ đã hỢp pháp hóa
an tử đối với trẻ em bị bệnh nan y và không thể cứu
chữa. Tháng 2-2015, Tòa án Tối cao Canada đã bãi bỏ
lệnh cấm tự sát có trỢ giúp của bác sĩ. Tháng 4-2015, Tòa
án Nam Phi đã cho phép tự sát có trỢ giúp đối với những
người bị bệnh nan y.
220