Page 217 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 217
được coi là an tử^; lợi ích của người được an tử thường là
để chấm dứt những nỗi đau không thể chịu đựng được
(mục đích nhân đạo) và để giảm gánh nặng kinh tế cho
gia đình và người thân^.
Đi kèm với an tử là vấn để “quyền an tử ’ (hay “quyền
được chết” - “right to die”). Thực tế đây là vấn đề chỉ đặt
ra ở các quốc gia hỢp pháp hóa an tử, theo đó “quyền an
tử” là một quyền nhân thân và được pháp luật ghi nhận
một cách chính thức. Đối vối những quốc gia chưa hỢp
pháp hóa an tử, thì quyền an tử được xem là một quyền
thực tế, nghĩa là, nó thể hiện mong muôn của một người
muốn được phép quyết định kết thúc cuộc sốhg của mình
(một cách trực tiếp hoặc gián tiếp); hoặc cũng có thể nó
1. Ví dụ, trong lĩnh vực y tế, một sô' hành động có thể bị gán
nhãn là “an tử thụ động” như; không bắt đầu điều trị mà có thể
sẽ không cung cấp lợi ích cho bệnh nhân; hủy bỏ điều trị khi
chúng cho thấy rằng không có hiệu quả, quá nặng nề hoặc
không mong muôn; đưa ra liều lượng cao thuô'c giảm đau mà có
thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi chúng cho thấy là cần
thiết;... những hành động này nếu thiếu đi chủ ý muốh lấy đi
cuộc sống (của người bệnh) thì sẽ không được coi là an tử. Xem
http;//www.euthanasia.com/definitions.html.
2. Nếu như lợi ích đầu tiên được xem là lý do chính để
thực hiện an tử (lý do nhân từ/nhân đạo) thì lợi ích thứ hai
còn gây tranh cãi, tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng đó là
một trong những môi bận tâm chủ yếu của người không còn
khả năng cứu chữa (trở thành gánh nặng kinh tế cho gia đình
và người thân).
218