Page 224 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 224
dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có
sự đồng ý tự nguyện của người đó. Theo luật nhân quyền
quốc tế, một trong những yếu tố để xác định tra tấn và
những hành vi đốỉ xử tồi tệ khác đó là những “đau đớn
hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần” (gây
ra cho một người) \ Trong an tử, có ít nhất hai đối tượng có
liên quan đó là bác sĩ (người chấp nhận và thực hiện an
tử) và bệnh nhân (người đưa ra yêu cầu và được an tử); và
sự liên quan đến quyền không bị tra tấn được thể hiện qua
hai câu hỏi: (i) Liệu việc duy trì sự sốhg của những bệnh
nhân không có khả năng cứu chữa và phải chịu những nỗi
đau cùng cực có là một sự đối xử tồi tệ vối họ không? (ii)
Liệu các bác sĩ có thể bị coi là làm trái với đạo đức ngành y
và sẽ phải chịu những ảnh hưởng tâm lý (nghiêm trọng)
bởi chính họ đã trực tiếp hoặc gián tiếp lấy đi mạng sống
của người khác hay không?
ở câu hỏi thứ nhất, câu trả lòi sẽ còn tùy thuộc vào
từng trường hợp cụ thể (ví dụ: bệnh nhân chết não hoặc
sống thực vật thì khó có thể cho rằng họ đang chịu những
đau đớn cùng cực). Tuy nhiên, một trong những tranh
luận ủng hộ an tử đó là để giải phóng nỗi đau cùng cực
của bệnh nhân, do đó, xét theo khía cạnh này thì an tử lại
là một cách đối xử nhân đạo hơn vối bệnh nhân. Còn ở câu
hỏi thứ hai, câu trả lời có thể rõ ràng hơn là “không”, bỏi
1. Điều 1 Công ước chống tra tấn của Liên hỢp quốc năm
1984, Điều 1 Tuyên bô" về bảo vệ mọi người khỏi bị tra tấn và các
hình thức đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ
nhục khác (năm 1975).
225