Page 161 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 161
những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.
Người có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn
phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương
cho người khác”. Để cụ thể hóa Nghị quyết số 48-NQ/TW
và Nghị quyết sô" 49-NQ/TW, năm 2009, Bộ luật hình sự
lại tiếp tục được sửa đổi trong đó, hình phạt tử hình đã
giảm tiếp xuống còn 22 tội. Đây là bước sửa đổi Bộ luật
hình sự nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về hình
phạt tử hình nêu trong Nghị quyết sô" 49/NQ-TW ngày 02-
6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020, trong đó xác định hạn chế áp dụng hình
phạt tủ hình theo hướng chỉ áp dụng đôì vối một số ít loại
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đến năm 2013, 4 năm sau khi Bộ luật hình sự được
sửa đổi, Điều 14 Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông
qua ghi nhận: “ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đưỢc công nhận, tôn trọng,
bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con
người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định
của luật trong trường hỢp cần thiết vì lý do quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồn^’.
Như vậy, qua hai giai đoạn lập pháp, trải qua hai bản
Hiến pháp (Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm
2001 và Hiến pháp năm 2013), chính sách hình sự vể hình
phạt tử hình của Nhà nước ta đã từng bưốc được cụ thể
hóa trong Bộ luật hình sự. Xu hướng giảm hình phạt tử
162