Page 157 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 157

ngừa  tội  phạm  đốì  với  những  người  chưa  gây  án  song

          không nhằm  mục đích giáo dục,  cải tạo,  tái hòa nhập  đối
          với người bị kết án;  (3) Hình phạt tử hình  mâu thuẫn với
          thuyết vô tội, là hình phạt đối vối chính quyền sống người
          bị kết án nên hạn chế lốn  nhất là  không khôi  phục được
          nếu xảy ra oan, sai trong hoạt động tư pháp.

              2.     Chính  sách  hình  sự  về  hình  phạt  tử  hình  ở

          Việt Nam qua các giai đoạn lập pháp thời kỳ đổi mới
              Ngày 02-01-2002,  Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết
          số 08-NQ/TW về một  số nhiệm vụ trọng tâm  công tác  tư

          pháp  trong thời  gian  tối.  Nghị  quyết này  được ban  hành
          trên cơ sở “tình hình vi phạm pháp luật,  tội phạm và các
          tranh chấp xảy ra nghiêm trọng, diễn biến phức tạp” song
          “công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu
          và  đòi hỏi của nhân dân;  còn  nhiều trường hợp  bỏ lọt tội
          phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân
          chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vối
          Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp” (Phần I của Nghị
          quyết).  Nghị  quyết  sô" 08-NQ/TW  được coi  như  một  điểm
          nhấn đầu tiên của quá trình cải cách tư pháp, đáp ứng yêu
          cầu  xây  dựng  nhà  nước  pháp  quyền,  phòng,  chống  tội
          phạm và bảo  đảm  các  quyền  cơ bản của  con  người.  Nghị
          quyết  đã  khẳng  định  một  quan  điểm  xuyên  suốt  đó  là:

          “Công tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp
          thời,  nghiêm  minh  các loại  tội phạm  hình  sự,  đặc  biệt là
          các tội xâm phạm an ninh quốc gia,  tội tham nhũng và các
          loại tội phạm có tổ chúc”, đồng thời cần chú trọng;  “Bảo vệ


           158
   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162