Page 160 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 160

kết  và gia  nhập các công ước quốc  tế về chống khủng bố
       quốc tế,  chống tội phạm có tổ chức xuyên  quốc gia,  chống
       rửa  tiền,  chống tham  nhũng,  các hiệp  định  tương  trỢ tư
       pháp.  Chú trọng việc nội luật hoá những điều  ước quốc tế

       mà Nhà nước ta là thành viên hên quan đến an ninh, trật tự,
       an  toàn xã hội” (mục 6 Phần III).  Nghị quyết sô 48-NQ/TW
       đã một lần nữa khẳng định chủ trương của Đảng về hình
       phạt  tử  hình.  Đây  là  cơ  sở  quan  trọng  để  Quốc  hội  tiến
       hành sửa đổi Bộ luật hình sự theo hướng hình phạt nhằm
       giáo dục, cải tạo người phạm tội, lấy phòng ngừa làm mục
       tiêu và phát huy hiệu quả của phòng ngừa tội phạm. Tiếp
       đó, ngày 02-6-2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số
       49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp  đến  năm  2020
       đã xác định: “Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự
       và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và
       tính  hướng thiện  trong việc xử lý người phạm  tội.  Giảm
       hình phạt tù,  mở rộng áp dụng hình phạt tiền,  hình phạt

       cải tạo không giam giữ đôĩ với một sô'loại tội phạm.  Hạn
       chế áp  dụng hình  phạt  tử hình  theo  hướng chỉ áp
       dụng đối với m ột số  ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm
       trọng.  Giảm  bớt khung hình  phạt  tối  đa  quá  cao  trong
       một số loại  tội phạm.  Khắc phục  tình  trạng hình  sự hoá
       quan hệ kinh  tế,  quan hệ dân sự và  bỏ lọt tội phạm.  Quy
       định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã
       hội mới xuất hiện  trong quá  trình phát triển kinh  tế - xã
       hội,  khoa  học,  công nghệ  và  hội nhập  quốc  tế.  Quy định
       trách  nhiệm hình  sự nghiêm  khắc hơn  đối  với những tội
       phạm  là  người  có  thẩm  quyền  trong  thực  thi pháp  luật,



                                                               161
   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165