Page 164 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 164
phạt tử hình ở một sô' tội trong Bộ luật hình sự còn nhiều
điểm chưa phù hỢp với các tiêu chuẩn của luật nhân
quyền quốíc tế, chưa bảo đảm tính nhân đạo xã hội chủ
nghĩa trong chính sách hình sự, đồng thời chưa phù hỢp
với chủ trương cải cách tư pháp được ghi nhận trong
Nghị quyết sô' 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính
trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: “Hạn
ch ế áp dụng hình ph ạt tử hình theo hướng chỉ áp
dụng đối với m ột s ố ít loại tội phạm đặc biệt
nghiêm trọn ^ \
Trong thực tiễn xét xử, các Tòa án chủ yếu áp dụng
hình phạt tử hình đô'i vối tội giết người và các tội tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy. Rất nhiều tội danh có hình phạt cao nhất là tử
hình không được áp dụng, đồng thời, có nhiều tội danh có
hình phạt cao nhất là tử hình lại không xảy ra trong thực
tiễn nên không có cơ sở để tổng kết, điều chỉnh bổ sung
trong các lần sửa đổi Bộ luật hình sự. Hơn nữa, Bộ luật
hình sự đang được đánh giá số lượng các tội danh có hình
phạt tử hình còn khá cao, bao gồm cả những tội danh về
kinh tế. Bên cạnh đó, sô' lượng người bị kết án tử hình và
đưa ra thi hành án còn nhiều, đang gây ra những tác
động không thuận từ phía xã hội và phản ứng bất lợi từ
cộng đồng quốc tê' (nhất là khi Việt Nam đã tham gia
ICCPR). Hơn nữa, kể từ khi Hiến pháp năm 2013 được
ban hành và có hiệu lực thi hành thì vấn để quyền được
sông đang được nhìn nhận dưới góc độ mới trong tư duy
lập pháp hình sự.
165