Page 163 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 163
phòng, chống tội phạm, bảo đảm hội nhập và thực thi các
nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ quyền con người đã được ghi
nhận tại UDHR năm 1948 và ICCPR năm 1966 cũng như
xu hướng chung của thế giới hiện nay.
3. Thực tiễn vận hành quy định pháp luật về
hình phạt tử hình
Sau 15 năm thi hành Bộ luật hình sự năm 1999, hình
phạt tử hình đưỢc quy định và áp dụng trong thực tiễn
đã góp phần khẳng định chính sách hình sự đúng đắn,
toàn diện của Đảng, Nhà nước ta trong công tác đấu
tranh phòng, chôhg tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ và Nhà nưốc xã hội
chủ nghĩa, quyền và lợi ích hỢp pháp của tổ chức, cá
nhân. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc duy trì hình
phạt tử hình trong Bộ luật hình sự dẫn đến tình trạng ỏ
một số vụ án tính chất tội phạm liều lĩnh hơn, nguy hiểm
hơn\ người phỊạm tội ngoan cố hơn, có thái độ chống đối
đến cùng^. Bên cạnh đó, việc duy trì và quy định hình
1. Ví dụ, vụ án thảm sát 5 phu trầm ỏ tỉnh Quảng Trị (năm
2013) trong đó những nạn nhân đã bị thủ phạm sát hại hết sức
dã man.
2. Ví dụ, vụ án Vũ Ngọc Sơn ỏ Hòa Bình (năm 2011), trong đó
đỗi tượng đã dùng xe đâm thẳng vào ô tô của lực lượng truy đuổi rồi
dùng súng bắn bị thương chiến sĩ cảnh sát Bùi Văn Tuấn; Vụ án
Tráng A Trá (năm 2015) tại Mộc Châu (Sơn La), đôi tượng đã sử
dụng súng quân dụng chống trả, bắn thẳng vào chiến sĩ cảnh sát Bùi
Công Nguyên (chiến sĩ cảnh sát này đã chết khi đưa vào bệnh viện).
164