Page 158 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 158
trật tự, kỷ cương; bảo đảm và tôn trọng dân chủ, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân” (mục A Phần II).
Đối vối hình phạt tử hình, Nghị quyết số 08-NQ/TW
khẳng định: “Trên cơ sở tổng kết, đánh giá vể công tác thi
hành án, cần sốm xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách
và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thi hành án, bảo
đảm các quyết định, bản án của tòa án có hiệu lực pháp
luật phải được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh. Xây
dựng đề án thay đổi việc tổ chức thi hành hình phạt tử
hình và nghiên cứu hạn chê án tử hình trong Bộ luật hình
sự (Phần B)”. Như vậy, vấn đề giảm quy định hình phạt tử
hình trong Bộ luật hình sự đã được ghi nhận trong một
nghị quyết riêng của Đảng nhằm khẳng định một quan
điểm nhất quán của chính sách hình sự văn minh, hiện
đại: (1) Lấy Bộ luật hình sự là cơ sở pháp lý để phòng
chống tội phạm, ghi nhận những tội phạm và hình phạt
nghiêm khắc nhất, cao nhất là tử hình; (2) Lấy Bộ luật
hình sự là cơ sở pháp lý để ghi nhận chính sách hình sự
nhân đạo của Đảng và Nhà nước; tiến hành “hạn chế hình
phạt tử hình”.
Cần thấy rằng, ở thời điểm trước năm 2002 khi Nghị
quyết số 08-NQ/TW chưa được ban hành thì pháp luật
hình sự của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu tiên của quá
trình pháp điển hóa tội phạm và hình phạt. Hình phạt tử
hình đưỢc quy định trong Bộ luật hình sự đầu tiên của
nước ta năm 1985, sau đó là 4 lần sửa đổi, bổ sung (vào
các năm 1989, 1991, 1992 và 1997) theo hướng cụ thể hóa
chính sách nghiêm khắc về hình phạt tử hình của Nhà
159