Page 199 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 199

196           Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam

                  3.  Đẩy  mạnh  hoạt  động  xuất  -  nhập  khẩu  hàng  hóa  theo
            hướng vừa mở rộng thị trường, mặt hàng, vừa nâng cao hiệu quả
            xuất - nhập khẩu phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Hạn
            chế khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các
            hoạt động chế biến gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích và tạo
            điều kiện phát triển nhanh các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với
            môi trường. Khuyến khích nhập khẩu các công nghệ phục vụ cho
            quá  trình  phát  triển  các  ngành  công  nghiệp  nhóm  B,  các  ngành
            công nghiệp phụ trợ.

                  Tăng  cường  đàm  phán  với  các  đối  tác  mà  Việt  Nam  đang
            nhập siêu nhằm xóa bỏ những rào cản đối với các mặt hàng xuất
            khẩu nước ta đang có lợi thế so sánh. Tăng cường nghiên cứu áp
            dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá và chống bán trợ giá
            để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước,
            phù hợp với các nguyên tắc của WTO.

                  Khai thác hiệu quả các chương trình hợp tác kinh tế, thương
            mại với các nước ASEAN, Trung Quốc,… phát triển phương thức
            tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, chuyển tải qua Việt Nam.

                  4. Phát triển các phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh
            đa  dạng  phù  hợp  với  quá  trình  phát  triển  sản  xuất  trong  thời  kỳ
            công nghiệp hóa, có đủ năng lực gia tăng giá trị thương mại cho sản
            phẩm, có khả năng gắn kết và thúc đẩy phát triển các kênh phân
            phối  truyền  thống  có  quy  mô  nhỏ,  nhất  là  các  kênh  phân  phối
            truyền thống tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hình thành các
            khu thương mại tập trung gắn với quy hoạch phát triển các vùng
            kinh tế trọng điểm, tạo thành nhiều cấp độ khác nhau (khu thương
            mại tập trung của cả nước, liên vùng, vùng và của các tiểu vùng).
            Trước mắt, tập trung phát triển các vùng thương mại tại: Vùng kinh
            tế trọng điểm Bắc Bộ với trọng tâm là Hà Nội, Hải Phòng; Vùng
            kinh tế trọng điểm phía Nam với trọng tâm là Thành phố Hồ Chí
            Minh; Vùng kinh tế trọng điểm  miền Trung với trọng tâm là Đà
            Nẵng;  Vùng  kinh  tế  trọng  điểm  đồng  bằng  sông  Cửu  Long  với
            trọng tâm là Cần Thơ. Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ khai thông các
            “cửa ngõ” giao thương với các nước trong khu vực và thế giới trên
   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204