Page 202 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 202
Phụ lục 199
V. PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH CÁC HỆ THỐNG KẾT
CẤU HẠ TẦNG THƢƠNG MẠI
1. Quy hoạch kết cấu hạ tầng xuất - nhập khẩu
- Ngoài hệ thống kết cấu hạ tầng xuất nhập khẩu tại các cảng
biển, khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu, sẽ phát triển cảng
cạn/trung tâm logistics. Cụ thể, tại các tỉnh phía Bắc sẽ có 12 trung
tâm logistics, tại các tỉnh phía Nam sẽ có 10 trung tâm logistics,
riêng các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên sẽ đầu tư và khai thác
năng lực tại các cảng biển, khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu.
- Dự tính vốn đầu tư giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở
hạ tầng kỹ thuật khoảng 11.530 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011 -
2015 là 3.950 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 7.850 tỷ đồng.
- Nhu cầu sử dụng đất cho các trung tâm logistics là 717 ha.
2. Quy hoạch kết cấu hạ tầng thƣơng mại bán buôn
- Tiếp tục thực hiện quy hoạch chợ đầu mối, chợ hạng I và
hạng II đã được xác định trong Quy hoạch mạng lưới chợ toàn quốc
đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số
012/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007.
- Xây dựng các loại hình bán buôn hiện đại: ngoài 2 Sở giao
dịch hàng nông sản (01 Sở giao dịch gạo tại Cần Thơ, 01 Sở giao
dịch cà phê tại Đắk Lắk) theo Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06
tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát
triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng
đến năm 2020, sẽ thành lập 2 Sở giao dịch hàng hóa tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh; 15 trung tâm bán buôn các mặt hàng
nông sản có quy mô sản xuất, sản lượng lớn và có nhu cầu tiêu thụ
lớn trên thị trường trong nước và xuất khẩu; 5 trung tâm phân phối
nguyên phụ liệu dệt may đã được xác định quy hoạch tại Quyết
định số 33/2007/QĐ-BCN ngày 21 tháng 01 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương); 2 trung tâm