Page 37 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 37

người  đều  có  cách  hành xử khác  nhau  trước  dư  luận  xã  hội:  có  người  luôn bị
      động, bị cuốn theo dư luận xã hội, nhưng có những người luôn bất chấp dư luận
      xã hội.

          - Bình luận:
          +  Cả  hai  cách  sống  trên  đều  thái  quá,  lệch  lạc,  không phải  là những  cách
      sống  hay.  Đó  đều  là  nhíìng  con  người  hoặc  không  có  bản  lĩnh,  hoặc  luôn  bất
      chấp mọi thứ.
          + Phải có cách nhìn toàn diện, bình tĩnh trước dư luận xã hội. Phải biết xác
      định dư luận nào đúng, dư luận nào không đúng, dư luận nào có cơ sở,  dư luận
      nào chỉ là tin đồn thất thiệt... Như vậy, mới có thể xác định cho mình cách hành
      động đúng.
          - Bài học về nhận thức và hành động, học sinh có thể có những ỷ như sau:
          + Phải luôn suy xét một cách kỹ lưỡng, thận trọng trước dư luận.
          + Chọn cho mình cách sống đúng đắn, nhân văn.

          + Đón nhận mọi dư luận xã hội bằng thái độ cầu thị.
          2. Câu 2
          a.  Yêu cầu chung

          -  về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận văn học. Bài làm có kết cấu đầy đủ,
      rõ ràng, văn viết lưu loát,  chặt chẽ, có cảm xúc chân thành,  sử dụng thành thạo
      các thao tác lập luận phân tích, chứng minh.

          -   về kiến thức: Nắm được những nét cơ bản về tác giả Kim Lân và tác phẩm
      Vợ nhặt. Đọc, nhớ được các chi tiết, hiểu được ý nghĩa và giá trị của các chi tiết
      trong văn bản.

          b.  Yêu cầu cụ thể
          -  về tác giả,  tác phẩm:  Kim  Lân  là nhà  văn  chuyên  viết về  nông  thôn  và
      người  nông  dân.  Tác  phấm  Vợ nhặt lấy bối  cảnh nạn đói  khủng  khiếp  năm Ất
      Dậu đế phản ánh tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam trước  Cách
      mạng tháng Tám.
          - Bữa ăn thứ nhất:
          +  Bối  cảnh,  diễn  biến:  Tràng  là  một  chàng  trai  thật  thà  nhưng  thô  kệch,
      nghèo  nàn,  ế  vợ,  làm  nghề  đẩy  xe  thóc.  Còn  người  vợ nhặt thì  lang  thang  đói
      rách thảm hại. Hai người xa lạ gặp nhau qua câu đùa cợt, người đàn bà gợi ý ăn,
      được mời ăn và cắm đầu ăn, bất chấp danh dự, nhân phẩm.


                                                                                 37
   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42