Page 249 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 249

được bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ, bởi nếu không có ý chí và nghị lực,
      không  có  phong  thái  ung  dung,  tự  chủ  và  sự  tự  do  hoàn  toàn  về  tinh  thần  thì
      không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như thế
      trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt như vậy.

          - Bức tranh đời sống trong hai câu thơ sau:
          + Nếu trong hai câu thơ đầu, cảnh vật hiện ra trong những nét vẽ chấm phá,
      phần nào mang tính chất ước lệ cổ điển thì hình ảnh người phụ nữ lao động ở hai
      câu thơ sau lại được gợi tả một cách cụ thể, sinh động.  Chính nét vẽ đời thường
      ấy đã tạo cho bài thơ có thêm dáng vẻ hiện đại, hơn thế, trong hình dung về sự
      chia li, về khoảng cách với cánh chim và chòm mây (ở xa), hình ảnh cô gái xay
      ngô,  hình  ảnh  con người  (ở gần)  nổi bật lên,  trở thành trung tâm của bức tranh
      thiên nhiên.
          +  Bác  đã  quên  đi  cảnh  ngộ  đau khổ  của mình để  cảm nhận cuộc  sống của
      nhân dân, cho thấy sự quan tâm, tình thương của Bác với những người lao động
      nghèo. Câu thơ thứ ba nguyên nghĩa là  “Cô gái xóm núi xay ngô ” - đó là câu thơ
      miêu tả chân thật, giản dị đời sống, nhịp sống hàng ngày. Đen đây, bài thơ từ bức
      tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống, từ cảnh trời mây chim muông

      chuyển sang cảnh con người lao động - đó là hướng vận động trong cấu trúc của
      bài thơ.  Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, sống động và
      chính  cuộc  sống  lao  động  bình  dị  đó  càng  trở nên  đáng  quý  biết bao  giữa núi
      rừng âm u, heo hút, mang lại cho người đi đưòng lúc chiều tối  chút hơi ấm của
      sự sống, chút niềm vui trong lao động của con người.
          +  Hai  câu  cuối  có  nhịp điệu đều và khoẻ  khan,  đó  là  do  sự vắt  dòng  giữa
      cụm từ “ma bao túc” ở câu ba với “bao túc ma hoàn” ở câu bốn.  Sự nối âm liên
      hoàn,  nhịp  nhàng như diễn tả cái vòng quay không dírt của động tác xay ngô  -
      qua đó có thể thấy cô gái thật chăm chỉ, cần mẫn với công việc của mình.

           +  Hình ảnh  cô  gái  xay ngô và bếp  lửa tượng trưng  cho  cảnh gia đình,  cho
      công việc đời thường,  sự nghỉ ngơi và sum họp.  Thấp thoáng trong những hình
      ảnh ấy là ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình của người đang lưu lạc. Tâm hồn
      nhà cách mạng đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm với niềm vui đời
      thường.  Bài  thơ vận động từ ánh chiều âm u,  tăm tối đến ánh lửa hồng, rực rỡ,
      ấm áp;  từ nỗi buồn đến niềm vui.  Nó cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lạc  quan
      yêu đời và tình yêu thương con người của Bác.


                                                                                 249
   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254