Page 252 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 252
Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân có một kho từ
vựng hết sức giàu có, phong phú. vốn từ vựng ấy đã giúp nhà văn có những cách
diễn đạt linh hoạt, biến hóa cho cùng một sự vật, sự việc, hiện tượng.
Câu 3. Nguyễn Tuân luôn gọi người pha trà là cụ, cụ Ấm; miêu tả chi tiết,
cặn kẽ từng cử chỉ, từng công đoạn pha trà; đặc biệt, nhà văn đã cảm nhận một
cách tinh tế cái thủ chơi thanh đạm, công phu, lễ nghi, đế nhận thấy có một mùi
thơ và một vị triết lí.
Tình cảm, thái độ của nhà văn: yêu mến, trân trọng, thích thú, say mê...
thú thưởng trà tầu sớm mai. Trong cái nhìn của Nguyễn Tuân, việc pha trà,
thưởng trà đã được nâng lên thành nghệ thuật và ông cụ Ấm như một người nghệ
sĩ tài hoa.
II. Phần làm văn
Câu 1.
a. Yêu cầu chung
- về kĩ năng: Có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời
sống. Biết vận dụng tốt các thao tác lập luận giải thích, bình luận, chứng minh.
Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc; có đủ các ý, các ý liên kết chặt
chẽ với nhau. Văn viết phải hấp dẫn, thuyết phục, suy nghĩ, tình cảm sâu sắc
chân thành.
- về kiến thức: Có nhận thức đúng đắn về ý chí và nghị lực của con người
trong cuộc sống. Từ đó, học sinh xác định trách nhiệm của bản thân và xã hội
cũng như rút ra những bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp và có
ý nghĩa.
b. Yêu cầu cụ thể
Thí sinh có thế bộc lộ quan điếm của riêng mình theo những cách khác nhau,
nhưng cần chân thành, thiết thực, họp lí, chặt chẽ và thuyết phục, về cơ bản, bài
viết cần làm rõ được các ý chính sau:
- Ý chí, nghị lực là sự dũng cảm, là bản lĩnh của con người khi đối diện với
những hoàn cảnh khó khăn và thử thách trong cuộc sống, là sức mạnh phi
thường của con người vượt qua khó khăn để vươn tới hạnh phúc, thành công
trong cuộc sống.
- Những tấm gương là biểu tượng của ý chí, nghị lực dám sống, dám thành
công giống như các bạn trẻ khiếm thị không hiếm trong cuộc sống của chúng ta,
252