Page 247 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 247

b.  Yêu cầu cụ thể

           Có thể đưa ra ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
       hợp lí, thiết thực, chặt chẽ và có sức thuyết phục, cần nêu bật được các ý sau:
           - Giải thích, bình luận ngắn gọn ý của câu châm ngôn:
           + Trong cuộc đời, chúng ta ai cũng từng gặp thất bại, nhưng đừng vì những
       thất bại đó mà nản lòng.  Bởi vì, nếu gặp thất bại mà không bi quan, biết tích luỹ
       kinh nghiệm và rút ra bài học sau mỗi thất bại để sửa đổi lối suy nghĩ, cách làm
       việc cho phù hợp, chúng ta sẽ tiến gần đến sự thành công.
           +  Trên  thực  tế,  nhiều  người  có  được  thành  công  trong  cuộc  sống  đều  là
       những người biết đi lên từ thất bại (có thể lấy một vài dẫn chứng từ cuộc đời của
       các nhà khoa học, các nhà kinh tế,...)
           - Từ ý nghĩa của câu châm ngôn, suy nghĩ về chuyện đỗ, trượt trong thi cử:

           +  Việc  đỗ,  trượt  là  điều thường  xảy  ra trong  thi  cử.  Trượt  là nỗi  buồn,  đỗ
       đem lại niềm vui cho học trò và những người thân trong gia đình.
           + Đồ cao trong thi cử là kết quả của trí thông minh, tài năng,  sự nỗ lực của
       người thi và là biểu hiện bước đầu của sự thành đạt. Đây là niềm vui của cá nhân
       và người thân.
           +  Tuy  nhiên,  không  nên  nghĩ rằng  đỗ  đạt  trong  thi  cử  là  con  đường  duy
       nhất  để  có  được  chìa  khoá  mở  cánh  cửa  tương  lai.  Do  đó,  nếu  bị  trượt  cũng
       đừng nên bi  quan thất  vọng mà cần  biết rút kinh  nghiệm để  tiếp  tục  vươn  lên
       trong cuộc sống.
           Cần  trình bày  suy  nghĩ riêng  của bản  thân,  học  sinh  cần  luôn  nỗ  lực  phấn
       đấu trong học tập (học qua nhà trường, sách vở, xã hội) để nâng cao tri thức và
       sử đụng kiến thức đó vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.

           Câu 2.
           a.  Yêu cầu chung
           - về kĩ năng: Có kĩ năng cảm nhận, phân tích nội dung tác phẩm thơ trữ tinh,
       từ đó biết cách viết bài văn nghị  luận văn học.  Ket cấu bài viết đầy đủ, rõ ràng,
       mạch lạc, văn viết lưu loát, cảm xúc chân thành.
           -   về kiến thức: Từ những hiểu biết về nội dung bài thơ Chiều tối của Hồ Chí
       Minh,  bài  viết  cần tập  trung phân tích để  làm  sáng tỏ nhận xét của nhà nghiên
       cứu  Nguyễn  Đăng  Mạnh.  Bài  viết  cần  thể  hiện  được  những  cảm  nhận  tinh  tế,
       phân tích sắc sảo, lí giải hợp lí và thuyết phục.


                                                                                  247
   242   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252