Page 248 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 248

b.  Yêu cầu cụ thể

           Tham khảo các ý chính sau đây để làm bài:
           * Giới thiệu bài thơ, trích dẫn lời nhận xét
           * Phân tích

           - Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu của bài thơ:
           +  Chiều tối  là thời  khắc  cuối  cùng  của một ngày  và với  một tù nhân  như
      Bác, đó cũng là chặng cuối cùng của một ngày đày ải.  Thời gian và hoàn cảnh
      như thế dễ gây tâm trạng mệt mỏi,  chán chường.  Vậy mà ở đây, cảm hứng thơ
      lại đến với Bác thật tự nhiên. Trời về chiều, lại đi giữa nơi rừng núi, như một lẽ
      tự nhiên, người tù ngước  lên cao để tìm chút ánh  sáng cuối  cùng của ngày, đó
      cũng chính là lúc  Bác bắt gặp  cánh chim mỏi  mệt đang tìm bay về tổ  ấm,  bắt
      gặp  chùm  mây  chầm  chậm  trôi  qua  lưng  trời.  Bài  thơ  không  tả  màu  sắc  mà
      người đọc vẫn cảm thấy sự âm u, không tả âm thanh mà vẫn gợi được sự vắng
      vẻ, quạnh hiu.
           Có thể thấy sự gần gũi,  tương đồng giữa con người và cánh chim kia;  suốt
      một ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim kia đã mệt mỏi và người tù cũng rã rời sau
      một ngày lê bước trên con đường đày ải  - trong ý thơ có cả sự hoà hợp và cảm
      thông giữa con người với thiên nhiên, tạo vật mà cội nguồn của tình yêu thương
      ấy chính là tình yêu mênh mông của Bác.
          + Câu thơ thứ hai gợi nhớ thơ Thôi Hiệu ( “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn
      bay”  - Hoàng Hạc lâu)  và thơ Nguyễn  Khuyến  {“Tầng mây lơ lửng trời xanh
      ngắt ” -  Thu điếu), chỉ có điều, trong thơ Bác không phải là áng mây trắng ngàn
      năm vẫn bay gợi sự vĩnh hằng, hay tầng mây lơ lửng gợi sự không vĩnh viễn, mà
      ấn  chứa  bao  nỗi  khắc  khoải  của  con  người,  nó  gợi  cảm  giác  về  cái  cao  rộng,
      trong trẻo, êm ả của một chiều thu nơi cuối rừng Quảng Tây - với chòm mây ấy,
      không gian như mênh mông vô tận và thời gian như ngừng trôi.  Phải có một tâm
      hồn thật ung dung thư thái thì người tù mới có thể dõi theo một chòm mây thong
      thả giữa bầu trời bao  la.  Hơn thế,  chòm mây như có  hồn người,  như mang tâm
      trạng. Nó cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ trôi giữa không gian rộng lớn của trời chiều.

          + Hai  câu thơ đầu của Chiều tối thấm đẫm nồi buồn vì  cảnh buồn và người
      buồn, vì cánh chim bay về tổ gợi niềm mong ước  sum họp,  chòm mây đơn độc
      trôi  chầm chậm về phía trời  xa gợi thân phận  lênh đênh  trôi  dạt nơi  đất khách
      quê người, vì không biết bao giờ nhà thơ mới được tự do như cánh chim và chòm
      mây trên bầu  trời  kia.  Mặc  dù vậy,  vẻ đẹp  cổ  điển  của hai  câu thơ đã thể  hiện



      248
   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253