Page 244 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 244

đồng bào cả nước, đối tượng của bản Tuyên ngôn trước hết là bọn đế quốc Anh,
      Pháp, Mĩ.  Thêm nữa,  sự khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ở đây còn
      đồng thời là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ những lí lẽ của bọn thực dân trước
      dư luận thế giới. Và tất nhiên, đó chính là lí do Bác dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc
      lập của Pháp và Mĩ trong lịch sử,  như một chiêu thức “gậy ông đập  lưng ông”.
      Dần hai bản Tuyên ngôn Độc lập và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền  của
      Mĩ và Pháp ngay ở phần đầu bài viết của mình, Bác vừa ngầm nhắc nhở họ đừng
      làm điều phản bội  lại với tổ tiên mình,  vừa đặt cuộc  cách mạng và nền độc  lập
      của ta ngang hàng với các cuộc cách mạng và nền độc lập của Pháp và Mĩ. Đó là
      cách vào đề vừa khéo léo vừa kiên quyết.
          Trong phần đầu, Người còn nêu ra một vấn đề có ý nghĩa quan trọng hơn,
      vấn đề được đưa ra để đối thoại với kẻ thù - vấn đề độc lập dân tộc.  Từ lời của
      bản Tuyên ngôn  của Mĩ,  Bác  viết:  “Lời bất hủ ấy trong bản  Tuyên  ngôn Độc
      lập năm  1776 của nước Mĩ.  Suy rộng ra,  câu ẩy cỏ ỷ nghĩa là:  tất cả các dãn
      tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng,  dân tộc nào cũng cỏ quyền sống,  quyền

      sung sướng và quyền tự do    Lí lẽ rất chắc chắn và sắc sảo, giản dị mà vô cùng
      hiệu quả.
          -  Khi  xâm  chiếm  nước  ta,  thực  dân  Pháp  luôn  lợi  dụng  lá  cờ  tự  do,  bình
      đẳng, bác ái và dùng chiêu bài “bảo hộ”, “khai hóa”.  Bản  Tuyên ngôn đã lật tẩy
      bản chất đen tối  và xảo  quyệt đó  của chúng bằng những  lí  lẽ và sự thật  lịch  sử
      không thể chối cãi được.
          Thực dân Pháp muốn khoe khoang công lao “khai hoá” Đông Dương thì bản
      Tuyên ngôn  lập tức vạch trần những hành động “trái hẳn với nhân đạo và chính
      nghĩa” của chúng trong hơn 80 năm thống trị nước ta:  chủng thủ tiêu mọi quyền
      tự do, dân chủ; chia rẽ ba kì; tắm các phong trào yêu nước trong bể máu; thi hành
      chính sách ngu dân; đầu độc dân ta bằng thuốc phiện, rượu cồn,...

          Thực  dân Pháp kể công  “bảo  hộ” Đông  Dương thì  bản  Tuyên  ngôn  chỉ  rõ:
      “Trong năm năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.
          Thực  dân  Pháp tuyên bố Đông Dương  là thuộc  địa của chúng và chúng có
      quyền trở lại Đông Dương nhvmg trên thực tế, Đông Dương đã là thuộc địa của
      Nhật, và nhân dân ta cũng giành được chính quyền từ tay Nhật.

          Những lập luận bằng thực tiễn rất sắc sảo này dẫn đến lời  tuyên ngôn đanh
      thép ở đoạn sau.


      244
   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248   249