Page 254 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 254

và yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại và gục ngã, nhưng nếu có ý chí và nghị  lực
       chắc chắn chúng ta sẽ vươn tới hạnh phúc và thành công.
           Câu 2.

           a.  Yêu cầu chung
           -  về kĩ năng:  Có kĩ năng cảm nhận, phân tích nghệ thuật của một tác phẩm
       văn xuôi, từ đó biết cách viết bài văn nghị luận văn học, kết cấu đầy đủ, rõ ràng,
       mạch lạc, văn viết lưu lọát, cảm xúc chân thành.
           -   về kiến thức: Từ những hiểu biết về nội dung và nghệ thuật truyện Hai đứa
       trẻ của Thạch Lam, bài viết tập trung phân tích để làm sáng tỏ những thành công
       về nghệ thuật của tác phẩm.  Bài viết cần thể hiện được những cảm nhận tinh tế,
       phân tích sắc sảo, lí giải hợp lí và thuyết phục.
           b.  Yêu câu cụ thê
           Bài viết cần tập trung làm rõ các ý chính sau:

           -  Cũng  như  nhiều  truyện  ngắn  khác  của  Thạch  Lam,  Hai  đứa  trẻ  là  một
       truyện ngắn không có cốt truyện.  Toàn bộ truyện chủ yếu tập trung miêu tả tâm
       trạng thao  thức  của  Liên và An,  sự mong  mỏi  chờ đợi  một  chuyến tàu đêm đi
       ngang qua. Những trang viết miêu tả tâm trạng nhân vật, miêu tả những cảm xúc,
       cảm giác mơ hồ, mong manh,... rất sâu sắc và tinh tế.
           - Trong truyện, Thạch Lam sử dụng khá thành công thủ pháp nghệ thuật đối
       lập, tương phản (giữa một bên là sự nhạt nhoà, buồn tẻ và bên kia là những “toa
       đèn sáng trưng”,  là sự ồn ào,  náo nhiệt), khiến cho khung cảnh phố huyện càng
       thêm nghèo nàn, vắng lặng.
           -  Truyện  còn  đặc  sắc  ở  lối  kể  chuyện  thủ thỉ,  tâm  tình  đưọrn  chất  thơ của
       Thạch Lam.  Ẩn hiện kín đáo, lặng lẽ sau những hình ảnh và ngôn từ là một tâm
       hồn đôn hậu, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến thái của lòng người và tạo
       vật.  “//ưi đứa  trẻ ” rất tiêu biểu  cho  loại  truyện  ngắn tâm tình  của  Thạch  Lam.
       Truyện không có cốt truyện nhưng vẫn hấp dẫn bởi khả năng khai thác, tái hiện
       thế  giới  nội  tâm  nhân  vật  của  nhà  văn,  từ đó  khơi  dậy  sự đồng  cảm,  sẻ  chia  ở
       người đọc. Ngôn ngữ giàu chất thơ, lối viết nhẹ nhàng, điềm tĩnh mà lắng đọng,
       dư ba.









       254
   249   250   251   252   253   254   255   256   257