Page 201 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 201
tình. Cảnh sắc thiên nhiên và khung cảnh làng bản đẹp thân thương, gần gũi; con
người bình dị, chịu thưong chịu khó, nghĩa tình. Cảnh và người hài hòa. Tất cả
gợi nhớ cảnh chia tay trong những khúc hát giao duyên của người bình dân xưa.
• Thể thơ lục bát êm đềm, kết cấu đối đáp và cách xưng hô mình - ta đằm
thắm, những cách chuyển nghĩa quen thuộc như ca dao dân ca trữ tình, thơ giàu
nhạc điệu.
+ Đoạn thơ như một bức tứ binh cổ điển
• Nỗi nhớ của người ra đi gắn với cảnh và người Việt Bắc trong bốn mùa:
đông, xuân, hạ, thu. Cảnh sắc tiêu biểu cho từng mùa. Con người xuất hiện giữa
thiên nhiên, làm đẹp thêm cho thiên nhiên. Cảnh và người hài hòa. Tất cả làm
thành vẻ đẹp của một bức tranh tứ bình cổ điển.
• Hình ảnh thơ ưong sáng, có sự chuyển hóa màu sắc sinh động; rừng xanh -
rừng trắng - rừng vàng - rừng bạc; ngôn ngữ giàu chất tạo hình.
- Bình luận hai ý kiến
+ Hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau, tưởng như đối lập nhưng
thực ra là bổ sung cho nhau, cùng khẳng định những đặc sắc của đoạn thơ: vừa
bình dị, có yếu tố dân gian, vừa mẫu mực cổ điển.
+ Đoạn thơ có được sự hòa họp đó là do Tố Hữu là nhà thơ nghiêng về
truyền thống; luôn tìm kiếm và kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật dân gian,
đồng thời kết họp hài hòa với nghệ thuật cổ điển.
ĐỀ 40
I. Phần đọc hiểu
Đọc văn bản:
“Khẳng định, ca ngợi có sức cổ vũ, động viên lớn, làm cho người ta tự tin,
phấn chẩn, hướng theo cái tốt mà suy nghĩ, hành động, qua đó hạn chế, khắc
phục cải tiêu cực, cải xấu trong cuộc sống. Khắng định có nhiều thuận lợi trong
việc thực hiện và dễ được sự ủng hộ của xã hội. Nhưng khắng định cũng có cái
khó của nó. Khẳng định dê có nguy cơ rơi vào tô hổng, công thức. Cái tốt, cái
mới thường đang trong quá trình hình thành, chưa có những đường nét ổn định,
chưa thành pho biển, lắm khi bị che lấp, chèn ép, nghệ sĩ phải có con mắt tỉnh
đời mới phát hiện ra được. Hấp dẫn người đọc, làm cho họ thích thú với cái hay.
201