Page 206 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 206
Pá Tra, cho A Phủ chỉ ngày mai, ngày kia là phải chết, chết đau, chết đói, chết
rét... Mị nhận rõ tội ác và sự vô lí bất công mà cha con thống lí gây ra. Lòng
căm thù, tình thưong người đã tạo nên sức mạnh dám liều mình cởi trói cho A
Phủ của MỊ. Khát vọng sống, khát vọng tự do đã vẫy gọi Mị chạy theo bước chân
tự do của A Phủ.
- Nghệ thuật thể hiện:
+ Nhân vật được đặt trong tình huống bi kịch, qua đó làm nổi bật sức sống
tiềm tàng và khát vọng sống mãnh liệt.
+ Tâm lí nhân vật được miêu tả sắc sảo, ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, giàu
tính tạo hình, giàu chất thơ.
* về khát vọng sống của nhân vật người đàn bà vợ Tràng
- Số phận bi kịch:
+ Cuộc sống bần cùng, thê thảm bị cái đói rượt đuổi, đe dọa.
+ Số phận nhỏ bé, bèo bọt, vô danh... như một cái gì đó rơi vãi trên đường
đời được người ta nhặt về làm vợ.
- Khát vọng sống:
+ Đánh mất cả sĩ diện thường có của người con gái cũng chỉ để được tồn tại,
để được sống. Quyết định “theo không” một cách táo tợn, bất ngờ và hình như
chủ động khiến người đọc phải nghi ngại, thiếu cảm tình cũng là để chạy trốn cái
đói, sự đe dọa của cái chết.
+ Kể từ khi theo chân Tràng về làm vợ, thị dưòng như “lột xác” thành một
người khác. Người đàn bà cong cớn, đanh đá, đảo để, đốp chát, chỏng lỏn mới
lúc sáng, nay như biến mất, nhường chỗ cho một người có lòng tự trọng, hiền
hậu đủng mực, một người vợ nghĩa tình, biết chia sẻ, biết lo toan.
- Nghệ thuật biểu hiện:
Tạo dựng tình huống oái oăm qua đó làm nổi bật số phận và phẩm chất của
nhân vật. Miêu tả tâm lí phức tạp của nhân vật một cách’ tinh tế. Ngôn ngữ đối
thoại tự nhiên, sinh động, phù họp với tâm lí, hoàn cảnh của từng người.
* So sánh nét tương đồng và khác hiệt
- Tương đồng: Mỗi người một hoàn cảnh song cả hai người phụ nữ này đều
có số phận bi kịch và cố gang vượt thoát số phận. Cả hai nhà văn cùng sử dụng
bút pháp hiện thực và có ngòi bút miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế.
206