Page 209 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 209
cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn
nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé
vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều
màu sẳc trên nền trời tây nam thành phố, "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím ” như
người Huế thường miêu tả
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tưòng)
Từ hiểu biết về Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò sông Đà, Hoàng Phủ
Ngọc Tường và bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông?, hãy trình bày cảm nhận về
sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn.
GỢl Ý LÀM BÀI
I. Phần đọc hiểu
1. Yêu cầu chung
Có kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trữ tình, phát hiện và nhận diện chính xác
các biện pháp tu từ được sử dụng để biểu đạt nội dung trong văn bản.
2. Yêu cầu cụ thể
Câu 1. Căn cứ vào đoạn thơ trên, có thể thấy, bài thơ Quề hương của Te
Hanh được làm theo thể thơ tự do.
Câu 2. Có thế đặt tiêu đề cho đoạn thơ trên là: Cảnh ra khoi.
Câu 3. Nội dung của đoạn thơ:
Đoạn thơ vẽ ra một bức tranh tươi sáng của cảnh bình minh ở một làng quê
miền biển. Nổi bật trên nền cảnh ấy là hình ảnh những người dân chài khoẻ
khoắn, đầy sức sống đang cùng những đoàn thuyền vươn mình ra khơi đánh cá.
Câu 4. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng:
- Biện pháp tu từ so sánh: Chiếc thuyền ... như con tuấn mã.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: Cảnh buồm - mảnh hồn làng.
- Biện pháp nhân hoá: Con thuyền - rướn thân.
II. Phần làm văn
Câu 1.
a. Yêu cầu chung
- về kĩ năng: Có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời
209