Page 211 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 211

Câu 2.
         a.  Yêu cầu chung
         -  về kĩ năng:  Có kĩ năng cảm nhận cái hay, cái đẹp của những áng văn xuôi
     đậm chất trữ tình (ở đây là một đoạn văn trong một tác phẩm văn xuôi được viết
     theo thể tuỳ bút). Từ đó, biết cách viết bài văn nghị luận văn học, kết cấu đầy đủ,
     rõ ràng, mạch lạc, văn viết lưu loát, cảm xúc chân thành.
         -   về kiến  thức:  Học  sinh cần nắm chắc phong cách nghệ thuật của Nguyễn
     Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tưòng. Từ những hiểu biết đó, kết hợp với những hiểu
     biết  về  nội  dung  và  nghệ  thuật  của hai  bài  tuỳ bút,  bài  viết  cần  thể  hiện  được
     những  cảm  nhận  tinh  tế,  so  sánh  để  thấy  được  những  nét  đặc  sắc  riêng  trong
     nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của mỗi nhà văn.
         b.  Yêu cầu cụ thể

         Có thế trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần làm rõ được
     các ý chính sau:
         - Vài nét về tác giả và tác phẩm:
         + Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn, với phong cách nghệ thuật độc đáo, nổi
     bật là nét tài hoa, uyên bác, đặc biệt sở trường về tuỳ bút. Người lái đò Sông Đà
     là một tuỳ bút đặc sắc, kết tinh nhiều mặt của phong cách Nguyễn Tuân, viết về
     vẻ đẹp và tiềm năng của thiên nhiên và con người Tây Bắc.
         + Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ tài hoa, có nhiều thành tựu về thể
     kí  với  phong cách tự sự -  trừ tình  mang đậm chất Huế. Ai đã đặt tên cho dòng
     sông? là một bút ký giàu chất trữ tình viết về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch
     sử và văn hoá Huế, rất tiêu biểu cho phong cách của ông.

         - về đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà:
         + Nội dung:
          . Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp đầy chất tạo hình của Sông Đà với dáng
     thơ mộng, đường nét mềm mại, ẩn hiện; màu sắc dòng nước biến đổi tương phản
     theo mùa, gây ấn tượng mạnh.
          .  Hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên
     nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp.
         + Nghệ thuật:

          . Hình ảnh, ngôn từ mới lạ; câu văn căng tràn, trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng
     về âm thanh và nhịp điệu.


                                                                                211
   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216