Page 205 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 205

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
          - Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
          2.  Yêu cầu về kiến thức

          Trên  cơ  sở  hiểu  biết  sâu  sắc  về  các  tác  giả  Tô  Hoài,  Kim  Lân  và  hai  tác
     phẩm:  Vợ chồng A Phủ,  Vợ nhặt,  đặc biệt là qua việc cảm nhận về hai nhân vật
      nữ: MỊ và người “vợ nhặt”, bài viết cần làm nổi bật khát vọng sống mãnh liệt của
      hai người đàn bà khốn khổ này.

          -  Thí  sinh  có thể  trình  bày theo  nhiều cách,  nhưng  cần  làm nổi  bật  các ý
      sau đây:
          *  Vài nét về tác giả, tác phẩm
          - Tô Hoài là nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.  Vợ chồng A
      Phủ  là tác  phẩm xuất  sắc  tiêu biểu  cho  sáng tác  của ông  sau  Cách mạng tháng
      Tám,  phản  ánh  số  phận bi  kịch  của người  lao động  miền núi  Tây Bắc,  ca ngợi
      khát vọng và sức sống mãnh liệt của họ.
          - Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông được xem là nhà văn của
      nông  thôn  Việt Nam.  Vợ nhặt  là  tác  phẩm  xuất  sắc  của  Kim  Lân,  viết  về  tình
      cảnh bi thảm của người nông dân và khát vọng sống mãnh liệt của họ trước sự đe
      dọa của cái đói, cải chết.

          *  về khát vọng song của nhãn vật Mị
          - Số phận bi kịch;
          +  Vốn  là  người  con  gái  trẻ  trung,  xinh  đẹp,  có  khát  vọng  tình  yêu,  tự  do
      nhưng vì món nợ truyền kiếp, MỊ bị bắt làm con dâu gạt nợ.
          +  Sống kiếp làm dâu nhà giàu nhưng MỊ bị  hành hạ về thể xác, đày đọa về
      tinh thần, bị vùi dập  sức  sống và khát vọng.  Mị hiện lên vật vờ như bóng ma ủ
      rũ, nhàu nát, khổ đau và lầm lũi như “con rùa nuôi trong xó cửa” ở nhà Pá Tra.
          - Sự trỗi dậy của khát vọng sống:

          + Vào đêm mùa xuân ở Hồng Ngài:  Không khí mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn
      tình,...  đã khiến tâm hồn Mị hồi sinh; đánh thức niềm khát khao một cuộc sống
      tự do, đánh thức  sức  sống tiềm tàng bấy  lâu.  Đồng thời,  Mị  nhận thức được  số
      phận bi kịch của mình, từ đó nảy sinh ý thức phản kháng lại cường quyền.
          + Vào đêm mùa đông ở Hồng Ngài: Giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức
      mọi giác quan - thường ngày bị chai lì, vô cảm - ở Mị.  Không chỉ thương mình,
      Mị còn đồng cảm, xót xa cho người đàn bà bị trói cho đến chết trong nhà thống lí

                                                                                205
   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210